Đơn giá là gì? Các bước xác định đơn giá định mức

Đơn giá là gì

Đơn giá là gì? Đơn giá hay còn được gọi là đơn giá định mức hoặc đơn giá xây dựng cơ bản là tài liệu tra cứu được địa phương ban hành dựa vào định mức do nhà nước ban hành. Đơn giá là yếu tố quan trọng trong quá trình lập dự toán các dự án, công trình xây dựng. Tại nội dung bài viết sau đây Xuyên Việt Media sẽ giải đáp cụ thể đơn giá là gì đến các bạn. 

Đơn giá là gì?

Đơn giá là gì? Đơn giá hay đơn giá xây dựng cơ bản là tài liệu tra cứu do địa phương ban hành dựa vào định mức do nhà nước ban hành. Đơn giá được phân thành chương mục, trong mỗi mục lại có các công tác. Mỗi công tác lại có mã hiệu, tên, đơn vị đơn giá vật liệu, nhân công, máy. Khi lập dự toán, người lập phải tra cứu đơn giá để chọn các công tác phù hợp với yêu cầu công việc để đưa vào bảng tiên lượng.

Đơn giá là tài liệu do địa phương ban hành dựa vào định mức do nhà nước ban hành
Đơn giá là tài liệu do địa phương ban hành dựa vào định mức do nhà nước ban hành

>> Cổ phiếu ưu đãi là gì? Lợi ích và rủi ro khi đầu tư cổ phiếu ưu đãi

Thành phần cấu tạo đơn giá là gì?

Cấu thành đơn giá cũng gồm có 3 thành phần tương tự như định mức:

Chi phí vật liệu

Là chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ; các cấu kiện hoặc các bộ phần rời lẻ, vật liệu luân chuyển cần cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng. Chi phí vật liệu thường được tham khảo tại thời điểm ban hành đơn giá.

Chi phí nhân công

Chi phí nhân công
Chi phí nhân công là thành phần cấu tạo nên đơn giá

Là chi phí nhân công trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây dựng và công nhân phục vụ xây dựng

Chi phí nhân công được xác định theo Quyết định nhân công gần nhất tại địa phương ban hành đơn giá; hoặc ban hành kèm theo đơn giá hướng dẫn tính chi phí nhân công.

Chi phí máy thi công

Là chi phí sử dụng máy và thiết bị thi công chính trực tiếp thực hiện kể cả máy; và thiết bị phục vụ để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.

Phần này còn được gọi là bảng giá ca máy, được ban hành kèm theo đơn giá; hoặc ban hành dựa trên bảng giá ca máy có sẵn từ trước đó.

Thành phần cấu tạo đơn giá
Thành phần cấu tạo đơn giá

Xem thêm:

Các bước xác định đơn giá xây dựng

Đơn giá xây dựng công trình được xác định dựa theo quy định thông tư 06/2016/TT-BXD hướng dẫn chi phí xây dựng do Bộ xây dựng ban hành. Nó phải thể hiện đầy đủ các đặc điểm của công trình, các chính sách, yêu cầu mặt thi công và giá cả vật liệu. Tùy theo công việc và thời điểm mà có mỗi đơn giá khác nhau.

Đơn giá tổng hợp xây dựng công trình: gồm đơn giá tổng hợp xây dựng không đầy đủ và đơn giá tổng hợp xây dựng đầy đủ.

Đơn giá tổng hợp xây dựng công trình không đầy đủ gồm các đơn giá về  nhân công, vật liệu trực tiếp và máy móc thi công. Để hoàn thành một đơn vị của sản phẩm xây dựng cần lập theo các bước:

  • Bước 1: Xác định nhóm danh mục công tác là bộ phận cần lập đơn giá tổng hợp của một công trình
  • Bước 2: Tính khối lượng công tác q hoàn thành đơn giá xây dựng tổng hợp
  • Bước 3: Chia chi phí nhân công, máy móc, vật liệu cho từng công tác xây lắp
  • Bước 4: Xác định nhân công nc, máy móc m, vật liệu vl so với khối lượng xây lắp q của từng công tác: nc= q x ni, m= q x mi,  vl= q x vli (nci, mi, vli là chi phí công tác xây lắp thứ i, i=1,…,n)
  • Bước 5: Tổng hợp chi phí 
Các bước xác định đơn giá xây dựng
Các bước xác định đơn giá xây dựng

Sự khác nhau giữa định mức và đơn giá là gì?

Qua các khái niệm nêu trên ta có thể thấy sự khác nhau giữa định mức và đơn giá đó là : Định mức là mức hao phí về vật liệu, nhân công, máy để hoàn thành một khối lượng công việc; còn Đơn giá là mức giá được ban hành vào một thời điểm nhất định, được xây dựng dựa trên định mức và sử dụng giá vào thời điểm ban hành để xây dựng lên.

Đơn giá và định mức là 2 nội dung không thể tách rời của dự toán xây dựng. Vậy khi nào thì dùng đơn giá, khi nào dùng định mức? Câu trả lời sẽ được xuyenvietmedia.com giải đáp tại nội dung tiếp theo của bài viết.

Sự khác nhau giữa định mức là và đơn giá
Sự khác nhau giữa định mức là và đơn giá

Sử dụng đơn giá

Với những dự toán thông thường (dự toán xây dựng công trình) thì thường áp dụng đơn giá; vì đơn giá dựa trên cơ sở định mức, được sửa đổi phù hợp theo địa bàn địa phương đó cùng với một mức giá gốc để tham khảo. Khi áp dụng đơn giá người lập dự toán sẽ được bù trừ mức giá chênh lệch giữa thời điểm ban hành đơn giá và thời điểm lập dự toán. Lợi thế của cách này là có một mức giá sẵn để tham khảo, sau đó tìm các nguồn giá vật liệu, nhân công, máy để bù trừ; trường hợp k có nguồn tham khảo có thể áp luôn giá gốc.

Sử dụng định mức

Các bộ đơn giá thông thường được các Sở Xây dựng ban hành, việc ban hành sẽ bao gồm nhiều thủ tục và tốn chi phí nên đơn giá thông thường được ban hành 4,5 năm 1 lần, các phần đơn giá ban hành cũng không đầy đủ, đa số chỉ là các phần đơn giá về xây dựng cơ bản. Vì thế với những phần công việc sử dựng các định mức mới, chưa được ban hành đơn giá hoặc những định mức đặc thù, ít sử dụng thì việc sử dụng định mức để lập dự toán là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên có 1 khó khăn đó là khi áp dụng định mức, toàn bộ các mức giá đều phải được khảo sát và nhập vào để cấu thành đơn giá (không có mức giá gốc để dựa vào).

>> MBA là gì? Cấu trúc chương trình đào tạo MBA

Xuyên Việt Media vừa giải đáp thắc mắc đơn giá là gì đến các bạn thông qua nội dung bài viết trên đây. Đơn giá là yếu tố vô cùng quan trọng trong lập dự toán công trình. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *