Growth Hacking là gì? Có gì khác với Marketing truyền thống?

Growth hacking là gì

Tại quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng, hiện nay tại lĩnh vực Marketing Growth Hacking đang được ứng dụng vô cùng triệt để. Nếu bạn chưa biết Growth Hacking là gì? Hình thức Marketing này có gì khác biệt với hình thức truyền thống? Để bạn hiểu rõ hơn, bạn hãy cùng Xuyên Việt Media theo dõi bài viết dưới đây nhé. 

Growth Hacking là gì? 

Đây là việc sử dụng chiến lược Marketing hiệu quả và tiết kiệm chi phí để giúp phát triển và duy trì cơ sở người dùng đang hoạt động, bán sản phẩm và đạt được danh tiếng. Từ “Hack” có ý nghĩa trong từ “Life Hack”: mang ý nghĩa những mẹo nhỏ để làm cho cuộc sống của bạn dễ dàng hơn.

Growth Hacking là chiến lược tiết kiệm chi phí để phục vụ việc bán sản phẩm
Growth Hacking là chiến lược tiết kiệm chi phí để phục vụ việc bán sản phẩm

Growth Hacking thường được kết hợp với các doanh nghiệp start-up và doanh nghiệp nhỏ, tức là những tổ chức không có nhiều tiền nhưng cần kết quả nhanh chóng. Đây là một khái niệm có thể mở rộng áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp trực tuyến nào muốn duy trì sự tăng trưởng và lượng người dùng đang hoạt động.

>> Dịch Vụ Viết Bài SEO

Growth Hacker là ai?

Sau khi biết khái niệm của Growth Hacking là gì, chắc hẳn bạn cũng tò mò về cụm từ Growth Hacker. Thuật ngữ này ý chỉ người sử dụng các chiến lược sáng tạo, chi phí thấp để giúp các doanh nghiệp có được khách hàng và giữ chân họ.

Đôi khi Growth Hacker cũng được gọi là các Growth Marketer, nhưng Growth Hacker không đơn giản chỉ là các Marketer đơn thuần. Bất kỳ ai tham gia vào một sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm cả người quản lý sản phẩm và kỹ sư, đều có thể là một Growth Hacker. Tin tặc tăng trưởng có xu hướng tìm hiểu và phân tích về:

  • Growth Hacker chỉ tập trung vào các chiến lược liên quan đến phát triển doanh nghiệp.
  • Họ đưa ra giả thuyết, ưu tiên và thử nghiệm các chiến lược tăng trưởng sáng tạo.
  • Họ phân tích và kiểm tra xem những gì có thể hoạt động tốt.
  • Các Growth Hacker biết cách thiết lập ưu tiên tăng trưởng, xác định các kênh để mua lại khách hàng, đo lường thành công, và tăng trưởng về quy mô.
Growth Hacker là người sử dụng các chiến lược sáng tạo Growth Hacking
Growth Hacker là người sử dụng các chiến lược sáng tạo Growth Hacking

>> Dịch Vụ Quản Trị Website

Điểm khác biệt của Marketing truyền thống và Growth Hacking là gì?

Rất nhiều người nghĩ rằng Growth Hacking và Marketing là một. Thực chất có nhiều điểm khác nhau quan trọng giữa 2 khái niệm này. Growth Hacking giống Marketing ở mục đích cuối cùng đó là để khuyến khích nhiều người sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.

Nguồn gốc ban đầu của từ này là cộng đồng khởi nghiệp, vì thế Growth Hacking hoạt động dựa vào các chiến thuật không cần đến chi tiêu ngân sách khổng lồ như các doanh nghiệp lớn. 

Điểm khác biệt của Growth Hacking đó là sử dụng kết hợp với Marketing nhằm tối ưu hóa để đẩy mạnh Marketing tự động trên một ngân sách nhỏ. Ví dụ: thông báo email tự động, biểu mẫu đăng ký (sign-up) hoặc đăng ký trên trang chủ, hoặc giúp bạn dễ dàng tìm thấy những người khác mà bạn biết bằng cách sử dụng cùng một trang web/dịch vụ đó.

Growth Hacking thường được sử dụng kết hợp với Marketing khi chi phí thấp
Growth Hacking thường được sử dụng kết hợp với Marketing khi chi phí thấp

Cách thức mà Growth Hacking hoạt động 

Cách thức Growth Hacking hoạt động là việc tìm ra lý do tại sao bạn phát triển và tìm cách để thực hiện điều đó. Nhiều công ty khởi nghiệp sử dụng phễu tăng trưởng AARRR của Dave McClure làm công thức phát triển, gồm có:

  • Acquisition (Tiếp xúc lần đầu): Người dùng tìm tới bạn và tiếp xúc lần đầu
  • Activation (Tương tác): Người dùng có hoạt động tương tác với sản phẩm
  • Retention (Duy trì): Nếu chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt, người dùng sẽ duy trì tương tác với doanh nghiệp
  • Revenue (Tạo doanh thu): Khách hàng bỏ tiền để mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ, tạo doanh thu cho doanh nghiệp
  • Referral (Giới thiệu): Khi khách hàng cảm thấy sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn, họ có thể giới thiệu cho người thân, bạn bè

Bằng cách nào thì mục tiêu cuối của Growth Hacking vẫn là để có được lưu lượng truy cập và khách truy cập, biến khách truy cập thành người dùng và giữ chân những người dùng để trở thành khách hàng hài lòng.

Hướng dẫn cách triển khai Growth Hacking 

Để triển khai chiến lược Growth Hacking trong kinh doanh, bạn hãy thực hiện lần lượt các bước dưới đây. Dưới đây chúng tôi đã hướng dẫn cách triển khai Growth Hacking, bạn theo dõi để áp dụng theo: 

1. Tập trung xây dựng sản phẩm

Khi triển khai Growth Hacking thì yếu tố quan trọng nhất cần được thực hiện đó là tập trung xây dựng sản phẩm cho một nhóm khách hàng đã có sẵn. Doanh nghiệp cần xem xét đến câu chuyện của Instagram.

Tập trung xây dựng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất của Growth Hacking
Tập trung xây dựng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất của Growth Hacking

Khởi đầu là một ứng dụng dùng để check-in trên mạng xã hội có tên là Burbn. Trong khi người dùng chưa được sử dụng các tính năng này, những người sáng lập đã tập trung vào việc phân tích ứng dụng để xem ứng dụng của họ đang được sử dụng (bởi người dùng) như thế nào.

Sự thật là thay vì coi đó là một ứng dụng dùng để check-in, mọi người yêu thích và xem nó như là một công cụ chia sẻ ảnh. Sau khi cập nhật lại các tính năng của sản phẩm và đổi tên thành Instagram, công ty này đã bán lại nó với giá 1 tỷ USD cho Facebook vào năm 2012. Tập trung vào những gì khách hàng nhìn nhận và mong muốn là chiến lược xây dựng sản phẩm thành công của Instagram.

>> Hiệu ứng Boomerang

2. Mở rộng quy mô 

Sau khi sản phẩm đã có thể thoả mãn được nhu cầu của người dùng, bạn cần tự đặt ra câu hỏi liệu bạn có thể mở rộng quy mô kinh doanh của mình lên không? Giả sử công suất của bạn đang là phục vụ 50 khách hàng mỗi ngày. Điều gì sẽ xảy ra nếu con số đó tăng lên 100 hoặc nhiều hơn. Bạn có thể thực sự đáp ứng được mức tăng trưởng đó không? Nếu bạn muốn áp dụng chiến lược Growth Hacking, hãy đảm bảo rằng bạn có cơ sở hạ tầng hay nền tảng đủ tốt để đáp ứng được các kết quả đó.

3. Thiết lập mục tiêu cuối cùng cho chiến lược Growth Hacking

Như đã phân tích ở trên, các mục tiêu của một Growth Hacker cần phải đo lường được và được xác định trong những khoảng thời gian rõ ràng.Cũng như bất cứ chiến thuật Marketing nào, Growth Hacking cần thực hiện nhiều các cuộc thử nghiệm và diễn ra một cách liên tục.

Trong khi sáng tạo và khác biệt là những ưu tiên hàng đầu, bạn sẽ không thể biết liệu chúng có thực sự thành công hay không nếu không thử nghiệm và đo lường chúng qua các chiến dịch cụ thể.

4. Phân tích và tối ưu hóa

Cuối cùng là chú ý theo dõi các chỉ số của bạn như cách Instagram đã từng phát hiện ra người dùng của mình sẽ cho họ biết những gì họ cần làm với sản phẩm, dịch vụ mình kinh doanh. 

>> Hiệu ứng HDR

Lời kết 

Trên đây là thông tin chúng tôi muốn chia sẻ để bạn biết chính xác chiến dịch Growth Hacking là gì? Hy vọng dau khi đọc bạn có thể áp dụng chiến dịch này để thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp khi kinh doanh, hoạt động,  

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *