Cách hạch toán giảm giá hàng bán đúng quy định

Trong suốt quá trình kinh doanh, những đợt giảm giá để tri ân khách hàng cũng như tăng số lượng sản phẩm bán ra là không thể thiếu. Tuy nhiên hạch toán giảm giá hàng bán như thế nào là đúng theo quy định? Cùng Xuyên Việt Media tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới nhé!

Thế nào là giảm giá bán hàng theo quy định?

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, giảm giá hàng bán là việc hạ giá bán hoặc tổng giá trị đơn hàng cho người mua do sản phẩm hoặc dịch vụ kém quy cách. Các trường hợp giảm giá hàng bán bao gồm:

  • Hàng hóa/dịch vụ kém chất lượng.
  • Hàng hóa sai quy cách với thỏa thuận ban đầu.
  • Hàng hóa/dịch vụ đã lạc hậu so với thị trường…

Cần phân biệt giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại. Mặc dù đây đều là hai khoản giảm trừ doanh thu. Tuy nhiên, chiết khấu thương mại lại là khoản giảm giá để kích thích khách hàng mua nhiều hơn chứ không phải do sản phẩm gặp vấn đề.

Cần phân biệt giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại
Cần phân biệt giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại

Tìm hiểu về kết cấu tài khoản giảm giá hàng bán

Theo như quy định của pháp luật về kết cấu tài khoản giảm giá bán hàng thì các khoản giảm giá hàng bán được hạch toán vào tài khoản 5213 được quy định như sau:

Bên Nợ:

  • Số giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng;
  • Doanh thu của hàng bán đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán.
Xem thêm:  Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội chính xác

Bên Có:

  • Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán sang tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo. 

>> Dịch Vụ Viết Bài SEO

Thông tin hạch toán giảm giá hàng bán theo quy định của thông tư 200

Việc hạch toán giảm giá hàng bán theo quy định của thông tư 200 chính xác được phân thành 2 trường hợp: giảm giá ngay khi bán hàng và giảm giá sau khi bán hàng.

Hạch toán giảm giá bán hàng theo thông tư 200 được chia thành 2 trường hợp
Hạch toán giảm giá bán hàng theo thông tư 200 được chia thành 2 trường hợp

Trường hợp 1: Giảm giá ngay khi bán hàng

Đối với bên bán hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ: 

Khi lập hoá đơn: Giá ghi trên hoá đơn là giá hàng hoá, dịch vụ đã giảm.

Khi hạch toán: Kế toán phản ánh doanh thu theo giá đã giảm giá (ghi nhận theo doanh thu thuần) và không phản ánh riêng khoản giảm giá đó.Định khoản giảm giá hàng bán như sau:

  • Nợ TK 111, 112, 131: Tổng số tiền phải thanh toán của người mua.
  • Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra (nếu có).
  • Có TK 511: Doanh thu thuần (đã giảm trừ khoản giảm giá).

>> Dịch Vụ Quản Trị Website

Đối với bên mua hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ:

Kế toán ghi nhận hàng mua vào như hàng mua về thông thường (Lưu ý: không ghi nhận giảm giá)

Nếu thuế đầu vào được khấu trừ thì: 

  • Nợ TK 152, 153, 156, 155,… Giá mua hàng chưa có thuế GTGT.
  • Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ.
  • Có TK 111, 112, 331,.. Tổng giá thanh toán cho người bán.

Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, kế toán hạch toán như sau:

  • Nợ TK 152, 153, 156, … Giá mua hàng đã có thuế GTGT.
  • Có TK 111, 112, 331,… Tổng giá thanh toán phải trả bên bán.
Xem thêm:  Ý nghĩa màu tím trong cuộc sống hàng ngày rất hay

>> Strategy Planner là gì

Trường hợp 2: Giảm giá sau khi bán hàng

Đối với bên bán hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ:

Khi lập hoá đơn, doanh nghiệp đã xuất hoá đơn, giao hàng cho khách nhưng sau đó, phát hiện ra hàng hoá, dịch vụ kém, mất chất lượng, lỗi thời,…thì hai bên lập biên bản xác nhận hàng lỗi, kém chất lượng…. Và rồi bên xuất hoá đơn sẽ điều chỉnh lại đơn giá gửi lại bên mua.

Khi hạch toán: Kế toán khi có chứng từ xác định khoản giảm giá hàng hoá cho người mua về số lượng hàng đã bán do kém chất lượng, mất phẩm chất và sai quy cách trong hợp đồng thì sẽ có 2 trường hợp xảy ra như sau: 

  • Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ doanh nghiệp đã bán phải giảm giá cho khách hàng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì khoản giảm giá đã chấp thuận cho người mua, kế toán ghi nhận: 

Nợ TK 5123 – Giảm giá hàng bán (Giá bán hàng chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (TK 33311) (Số thuế GTGT của hàng bán phải giảm giá).

Có các TK 111, 112, 131,… Tổng giá trị của hàng bán .

  • Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán được giảm giá cho khách hàng không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì khoản giảm giá hàng bán cho người mua, kế toán ghi nhận: 

Nợ TK 5213 – Giảm giá hàng bán, dịch vụ.

Có TK 111, 112, 131… Tổng giá trị thanh toán.

  • Cuối kỳ kế toán, sẽ tiến hành kết chuyển tổng số giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ sang Tài khoản “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, kế toán ghi nhận: 
  • Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
  • Có TK 5123 – Giảm giá hàng bán.

Đối với bên mua hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ:

Bên mua sẽ căn cứ vào số lượng hàng được giảm giá còn tồn kho hay đã được cung cấp cho khách hàng khác để hạch toán giảm giá hàng bán như sau:

  • Nợ TK 111, 112, 331 – tuỳ thuộc vào việc được người bán giảm giá bằng tiền hay đối trừ công nợ.
  • Có TK 152, 153, 156, 154, 621, 623, 627, 241, 632,… tuỳ thuộc vào việc hàng mua được sử dụng cho mục đích là gì.
  • Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ tương ứng với số tiền được giảm.
Xem thêm:  Ultraviewer là gì? Ultraviewer có tính năng nào thú vị?
Nợ TK 111, 112, 331 - tuỳ thuộc vào việc được người bán giảm giá bằng tiền hay đối trừ công nợ
Nợ TK 111, 112, 331 – tuỳ thuộc vào việc được người bán giảm giá bằng tiền hay đối trừ công nợ

Cách Hạch Toán Giảm Giá Hàng Bán Theo Thông Tư 133

Điểm khác biệt giữa Thông tư 133 với Thông tư 200 đó là: Thông tư 133 không có các tài khoản giảm trừ doanh thu (trong đó là  “giảm giá hàng bán”) nên khi phát sinh khoản giảm giá hàng bán thì kế toán hạch toán vào bên Nợ của tài khoản 511.

Đối với bên bán hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ

Hạch toán giảm giá hàng bán được ghi nhận như sau:

  • Nợ TK 511 – Giảm giá hàng bán (Theo giá bán chưa gồm thuế GTGT).
  • Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (TK 33311) với số thuế GTGT của hàng bán phải giảm giá .
  • Có các TK 111, 112, 131,… 

Hoặc 

  • Nợ TK 511 – Giảm giá hàng bán.
  • Có các TK 111, 112, 131,… tùy trường hợp hàng hoá dịch vụ có chịu thuế GTGT hay không. 
Đối với bên bán, Nợ TK 511 - Giảm giá hàng bán (Theo giá bán chưa gồm thuế GTGT)
Đối với bên bán, Nợ TK 511 – Giảm giá hàng bán (Theo giá bán chưa gồm thuế GTGT)

Đối với bên mua hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ 

Kế toán nhận được giảm giá, kế toán hạch toán giảm giá hàng bán như sau: 

  • Nợ TK 111, 112, 331,… Có TK 152, 154, 153, 156, 621, 623, 241, 627,… 
  • Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ tương ứng với số tiền được giảm giá.

>> Giám đốc sáng tạo là gì

Lời kết

Trên đây là những thông tin về hạch toán giảm giá hàng bán có lẽ sẽ giúp ích được cho bạn. Hy vọng bạn đã cập nhật được những thông tin mà mình đang tìm kiếm!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *