Hiệu ứng FOMO là gì? Những ảnh hưởng không ngờ của FOMO

hiệu ứng fomo

Hiệu ứng FOMO hiện nay rất nhiều người mắc phải, đặc biệt là các bạn trẻ. Không khó để bắt gặp những cá nhân mua sắm vô tội vạ, cập nhật MXH liên tục… Đây đều là dấu hiệu của hiệu ứng này, nếu bạn quan tâm tới FOMO thì đọc bài viết dưới đây của Xuyên Việt Media để hiểu rõ hơn nhé. 

Tổng quan thông tin về hiệu ứng FOMO

Đây là hội chứng tâm lý khiến mọi người có nỗi sợ hãi về việc bản thân bỏ lỡ những điều thú vị, hay ho trong cuộc sống mà người khác đang được trải nghiệm. Một nghiên cứu đã mô tả hiệu ứng FOMO là cảm giác lo lắng, cho rằng mọi người xung quanh có trải nghiệm hạnh phúc, vui vẻ và thú vị hơn bản thân. Tâm lý lo lắng này khiến bạn luôn muốn cập nhập về hoạt động của bạn bè hoặc người khác để xem họ đang làm gì.

FOMO - hội chứng tâm lý khiến bản thân có nỗi sợ hãi về việc bỏ lỡ điều thú vị
FOMO – hội chứng tâm lý khiến bản thân có nỗi sợ hãi về việc bỏ lỡ điều thú vị

Hiệu ứng FOMO trong mỗi lĩnh vực thực tiễn sẽ có cách hiểu khác nhau. Ví dụ, hiệu ứng này trong chứng khoán là trạng thái bạn thấy cổ phiếu nào đó đang trên đà tăng giá mạnh mẽ, bạn lập tức có ý định mua ngay để kiếm lời. Bởi vì bạn có nỗi sợ bỏ lỡ những lợi ích tiềm năng có thể đạt được trên thị trường chứng khoán.

Xem thêm:  Tiêu chuẩn ISO là gì? Có các loại tiêu chuẩn ISO nào?

Tiến sĩ Dan Herman (Israel), một chuyên gia marketing xác định hiệu ứng FOMO lần đầu vào năm 1996. Ông đã làm một số nghiên cứu, sau đó rút ra kết luận rằng hiệu ứng này có thể là một trong các lý do khiến khách hàng không trung thành với một thương hiệu nào đó. Bởi vì hiệu ứng FOMO thôi thúc khách hàng liên tục mua sản phẩm mới từ các thương hiệu mới để không bỏ lỡ xu hướng thú vị.

>> Dịch Vụ Viết Bài SEO

Ảnh hưởng không ngờ của hiệu ứng FOMO 

Trong đời sống thực tế, hiệu ứng này đã ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều cá nhân. Không khó để quan sát thấy cá nhân nào đang bị FOMO bởi vì họ thường có các dấu hiệu cụ thể như: 

1. Luôn luôn dán mắt vào điện thoại

Ngay cả khi lái xe, nấu ăn, làm việc,… người bị hiệu ứng FOMO không muốn bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào của mọi người trên mạng xã hội. Nếu bạn luôn dán mắt vào màn hình điện thoại để chờ đợi bài đăng, trạng thái, hình ảnh hay thông báo mới từ mạng xã hội thì “báo động” rồi đấy. 

Hiệu ứng FOMO khiến bạn luôn dán mắt vào điện thoại
Hiệu ứng FOMO khiến bạn luôn dán mắt vào điện thoại

2. Mất tập trung khi xử lý công việc

Hiệu ứng FOMO có thể khiến bạn ngừng công việc để trả lời cuộc gọi hoặc email không liên quan hoặc không quá quan trọng. Hơn nữa, bạn cũng liên tục kiểm tra điện thoại và không tập trung làm việc; vì sợ mình sẽ bỏ lỡ một cuộc gọi hoặc tin nhắn. Việc này sẽ khiến bạn khó hoàn thành tốt công việc.

Xem thêm:  Brand Executive là gì? Vai trò, ý nghĩa của Brand Executive

>> Dịch Vụ Quản Trị Website

3. Chi tiêu vào sản phẩm, dịch vụ không cần thiết

Bạn có thể mua chiếc điện thoại đời mới nhất vì sợ mình bỏ lỡ một sản phẩm “mới, đúng xu hướng” dù điện thoại cũ vẫn dùng tốt. Việc chạy theo xu hướng chỉ mang tới lợi ích ngắn hạn và gây ảnh hưởng tới tương lai. Bạn sẽ không còn một khoản nào để dành cho những lúc đau ốm, muốn mua nhà hay đầu tư kinh doanh.

4. Bỏ lỡ những điều quan trọng

Hiệu ứng FOMO khiến bạn không để tâm tới sự nghiệp hay mối quan hệ của mình. Cụ thể điện thoại và mạng xã hội có thể chen ngang cuộc họp ở công ty hoặc buổi hẹn hò lãng mạn của bạn chỉ vì bản thân muốn cập nhập những gì mọi người đăng.

5. Sở hữu quá nhiều mối quan hệ không cần thiết 

Đôi khi bạn chấp nhận yêu cầu kết bạn của mọi người chỉ vì muốn có cơ hội biết thêm người mới và mở rộng mối quan hệ. Thật ra việc mở rộng quan hệ là điều cần thiết nếu bạn muốn có thêm cơ hội phát triển bản thân. Tuy nhiên bạn nên tập trung vào những mối quan hệ chất lượng, thay vì bỏ công sức vào quá nhiều mối quan hệ không quan trọng.

FOMO khiến bạn có quá nhiều mối quan hệ không cần thiết
FOMO khiến bạn có quá nhiều mối quan hệ không cần thiết

>> Hiệu ứng mỏ neo

Xem thêm:  HVAC là gì? Tìm hiểu chung về hệ thống HVAC

6. Hẹn hò, yêu đương để không thua kém mọi người

Khi thấy mọi người đang hạnh phúc khi yêu đương, hiệu ứng FOMO có thể khiến bạn vội vàng tìm cho mình một mối quan hệ có thể chưa phù hợp. Quyết định vội vàng khiến bạn không có lựa chọn đúng đắn. Dù bước vào một mối quan hệ có thể hài lòng tạm thời nhưng bạn sẽ không hạnh phúc lâu dài. Tốt nhất bạn hãy chờ đợi một người thực sự khiến bạn yêu và cảm thấy mình hạnh phúc để xây dựng được mối quan hệ bền vững.

Cách cải thiện hiệu ứng FOMO hữu ích nhất 

Để loại bỏ những ảnh hưởng xấu của hiệu ứng này, tốt nhất bạn nên áp dụng cách cải thiện hữu ích dưới đây. Chúng tôi đã hướng dẫn chi tiết, không khó để bạn hoặc người thân thực hiện theo, cụ thể: 

  • Bước 1: Thừa nhận bản thân đang bị hiệu ứng FOMO.
  • Bước 2: Tránh sử dụng thiết bị điện tử, mạng xã hội cũng như phương tiện truyền thông. 
  • Bước 3: Tìm thấy niềm vui trong cuộc sống dù không cập nhật thông tin. 
  • Bước 4: Tập biết ơn mọi thứ đang diễn ra trong cuộc sống của mình. 
  • Bước 5: Đặt ra thứ tự ưu tiên (gia đình > người yêu > công việc > bạn bè…). 
Cách cải thiện hiệu ứng FOMO hữu ích thực ra rất dễ áp dụng
Cách cải thiện hiệu ứng FOMO hữu ích thực ra rất dễ áp dụng

>> Hiệu ứng Dunning-Kruger

Lời kết 

Hy vọng bài viết của chúng tôi đã giúp bạn hiểu về hiệu ứng FOMO để bản thân dễ dàng vượt qua tâm lý sợ hãi không đáng có. Mong rằng bạn sẽ tận hưởng đời sống ý nghĩa và có nhiều trải nghiệm vui vẻ hơn. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *