Portfolio là gì? Kết cấu và vai trò của Portfolio

Portfolio là gì

Bạn đã hoàn thành một bản CV khá chất lượng và gửi đi ứng tuyển vào một vị trí công việc mà bạn cho là xứng đáng với năng lực của bạn. Nhưng nhà tuyển dụng lại yêu cầu bạn gửi cho họ một bản Portfolio? Và bạn thì còn đang chưa biết Portfolio là gì? Đừng bỏ qua bài viết sau của xuyenvietmedia.com để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này.

Định nghĩa Portfolio là gì?

Trước tiên để hiểu Portfolio là gì, chúng ta sẽ phân tích về phần nghĩa đen của nó. Trong tiếng Pháp, Portfolio được ghép hai từ đơn là Porte và Folio. Porte là mang, cầm. Folio có nghĩa là trang sách, trang báo. Ghép lại thành một cụm từ là tập hồ sơ năng lực.

Với câu hỏi Portfolio là gì thì bạn chỉ cần nhớ đơn giản rằng, Portfolio là một bản thông tin có chứa đựng toàn bộ những thông tin về năng lực làm việc của bạn. Nó phải là dạng tài liệu có thể thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được những kỹ năng, những kinh nghiệm làm việc của bạn. Bắt buộc phải thông qua Portfolio cho nhà tuyển dụng thấy cái nhìn tổng quan nhất về bạn.

Những vai trò nổi bật của Portfolio

Với định nghĩa trên thì nhiều người sẽ thắc mắc rằng, có vẻ như Portfolio không khác gì một bản CV hay bản Resume mà chúng ta thường làm. Tuy nhiên, Portfolio có thể mang lại cho người dùng nhiều lợi thế hơn. Để có thể hiểu rõ hơn Portfolio là gì thì bạn hãy nghiên cứu kỹ một số những vai trò nổi bật của Portfolio như sau:

Thể hiện rõ năng lực của bạn

Trên các bản CV hay Resume, những công việc mà bạn đã làm thường được kể ra một cách khá đơn điệu, mang hình thức liệt kê là chính. Chúng sẽ không thể hiện được cụ thể bạn đã làm gì trong những công việc, dự án ấy. Nên có thể nó không giúp cho nhà tuyển dụng nhìn ra được khả năng của bạn như thế nào, vị trí của bạn trong các công việc mà bạn đã tham dự.

Nhưng Portfolio thì khác. Không gian của nó hoàn toàn đủ để bạn diễn tả hết những kinh nghiệm, năng lực và khả năng cống hiến của bạn.

Tạo ra tính cá nhân 

Có thể nói, ưu điểm lớn của Portfolio là nó có khả năng tạo ra tính cá nhân, tính thương hiệu cho người dùng. Ưu điểm này là một phần nổi trội góp phần trả lời cho câu hỏi Portfolio là gì.

Với Portfolio, bạn có thể tự do thoải mái lựa chọn cách trình bày thông tin cá nhân. Làm sao thể hiện được cách tư duy, quan điểm nhân sinh và khả năng thuyết trình thuyết phục người khác.

Xem thêm:

Thể hiện sự trung thực trong cung cách làm việc

Portfolio là nơi bạn có thể đưa vào những công nhận của tổ chức, cá nhân khác đối với năng lực của bạn. Ví dụ như điểm số, các đánh giá, nhận xét tích cực, bằng khen, chứng nhận… Những nội dung này được thể hiện một cách trực quan, trung thực chứ không chỉ đơn giản là một sự liệt kê bằng chữ đơn điệu.

Làm nổi bật lên quyết tâm chinh phục nhà tuyển dụng

Ưu điểm nổi bật khác của Portfolio là có thể cho nhà tuyển dụng thấy quyết tâm chinh phục vị trí công việc mà bạn đang hướng tới. Bởi việc tạo ra một Portfolio không hề dễ dàng. 

Trước tiên bạn phải hiểu được chính xác Portfolio là gì. Sau đó, lại lựa chọn, tìm kiếm và sàng lọc thông tin của bản thân. Rồi nghiên cứu cách để thể hiện chúng trong Portfolio sao cho thuyết phục và hợp lý nhất. Thời gian và công sức bạn bỏ ra cho một Portfolio sẽ không hề ngắn.

Kết cấu cơ bản của Portfolio

Sau khi đã hiểu sơ bộ về định nghĩa và vai trò của Portfolio, việc bạn cần làm tiếp theo để biết được chính xác Portfolio là gì, đó là xem kết cấu của nó. Cụ thể:

  • Thông tin cá nhân cơ bản

Bao gồm họ tên, quê quán, năm sinh, phương thức liên hệ, học vấn,… Những nội dung này giống như những gì mà bạn đã thể hiện trong CV.

  • Mục tiêu nghề nghiệp

Trong phần này thường sẽ là định hướng của bạn trong khoảng 5 đến 10 năm tiếp theo gắn với tính chất công việc và vị trí ứng tuyển của bạn.

  • Những kỹ năng bạn đang có

Bạn sẽ thể hiện trong này khoảng 3 kỹ năng mà bạn cho là quan trọng đối với phần công việc này. Thêm một số những hình ảnh chứng nhận, bằng khen hoặc nội dung đánh giá từ người khác vào.

  • Trình độ chuyên môn

Các bằng cấp, chứng chỉ có liên quan đến công việc mà bạn đang có sẽ được cung cấp bằng hình ảnh ở mục này. Thể hiện tính minh bạch trong việc cung cấp thông tin về năng lực chuyên môn cho nhà tuyển dụng thấy.

  • Kinh nghiệm làm việc

Mô tả các loại hình công việc mà bạn đã từng đảm nhận. Các công ty, dự án cũng như những người quản lý nổi danh mà bạn đã từng làm việc cũng nên được chỉ ra cụ thể. Lưu ý những công việc nào càng sát với mục tiêu tuyển dụng của doanh nghiệp đưa càng tốt.

  • Triết lý sống

Tại mục này, bạn hãy đưa ra những quan điểm sống, quan điểm làm việc tích cực của bản thân. Như vậy, sẽ giúp cho nhà tuyển dụng ấn tượng với tinh thần chuyên nghiệp, cầu tiến của bạn hơn.

Xem thêm:

Kết luận

Trên đây là một số những nội dung cơ bản về Portfolio. Mong rằng xuyenvietmedia.com đã giúp các bạn có những cái nhìn cơ bản về Portfolio, đem lại câu trả lời dễ hiểu nhất về Portfolio là gì!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *