Nếu bạn là người có kiến thức về chuyên ngành công nghệ thông tin, hẳn đã từng nghe đến vị trí Product Owner. Vậy Product Owner là gì? Tầm quan trọng của Product Owner là gì?Vị trí Product Owner cần làm những công việc gì? Để trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng Xuyên Việt Media tìm hiểu thông tin ngay dưới bài viết sau đây!
Product Owner là gì?
Product Owner (gọi tắt là PO) như tên tiếng Việt được hiểu là người “sở hữu” sản phẩm, tức là chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề thực tế của người dùng (user) khi sử dụng sản phẩm đó. Ngoài ra, PO vận hành, cải tiến sản phẩm và tối ưu hóa lợi nhuận trên sản phẩm để đạt được mục tiêu của công ty.
Vị trí Product Owner xuất hiện phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Với một dự án Agile (phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt để đưa sản phẩm đến tay người dùng nhanh nhất), Product Owner là đại diện cho nhóm Phát Triển (Scrum) để trao đổi với Doanh nghiệp, Người dùng cuối (User) và Khách hàng.
>> NPS là gì? Tầm quan trọng của thông số NPS đối với doanh nghiệp
Trong dự án của doanh nghiệp, vai trò của Product Owner là gì?
Trong quy trình Scrum, PO là người đại diện cho khách hàng để làm việc với team Developer, là người duy nhất có quyền hạn thay đổi thứ tự trong trong các Backlog (Sprint Backlog là bảng công việc được Nhóm Phát triển sử dụng để quản lý quá trình phát triển trong một Sprint).
Khi có vấn đề phát sinh xoay quanh sản phẩm, các Developer có quyền đặt ra câu hỏi và Product Owner phải là người giải đáp thắc mắc cho team Developer để team Developer có thể hiểu rõ hơn về tính năng mà Product Owner mong muốn ở một sản phẩm, từ đó cho ra đời những sản phẩm làm Product Owner hài lòng. Bạn có thể hình dung những vai trò cụ thể của Product Owner trong dự án như sau:
- Xác định tầm nhìn của sản phẩm.
- Đóng vai trò quản lý và giải quyết các vấn đề tồn đọng liên quan đến sản phẩm, là người chịu trách nhiệm cho tất cả các kế hoạch của sản phẩm.
- Giải quyết các vấn đề mang tính chất tổng quan, chiến lược của sản phẩm. Ví dụ như tầm nhìn, định vị sản phẩm trong thị trường, làm product roadmap v.v..
- Có quyền hạn thay đổi thứ tự trong các backlog.
- Xác định các yêu cầu cần ưu tiên để phát triển sản phẩm.
- Theo sát với quá trình phát triển sản phẩm, với tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược, thứ tự ưu tiên tính năng của sản phẩm.
- Xác định rõ tầm nhìn (Vision) về sản phẩm mà team đang xây, và phải truyền tải tầm nhìn đó cho toàn Scrum team.
- Tham gia vào các cuộc họp của Scrum team và là người đánh giá tiến độ phát triển sản phẩm ở mỗi lần lặp lại.
Vị trí Product Owner cần làm những công việc gì?
Công việc và nhiệm vụ của Product Owner đều rất đặc trưng theo đúng khung làm việc của Scrum.
Tìm hiểu tính năng mong muốn trong Product Backlog
Product Owner cần cần phải thấu hiểu sản phẩm, khách hàng để đưa ra các yêu cầu trong Product Backlog – đây là danh sách các hạng mục mà Nhà Phát triển dựa vào để làm việc và chuyển thành các tính năng của sản phẩm thật. Danh sách này sẽ được điều chỉnh trong suốt quá trình phát triển sản phẩm sao cho phù hợp.
Xem xét và điều chỉnh tiến độ dự án
Product Owner sẽ là người đánh giá và sắp xếp các hạng mục trong Product Backlog, từ đó để Nhà Phát triển sẽ dựa vào để triển khai. Do đặc điểm của Agile như tính lặp và tính tăng trưởng, vì vậy sẽ đòi hỏi Product Owner cần sắp xếp đúng các hạng mục công việc để sản phẩm đạt được tiến độ và hiệu quả nhất.
Đảm bảo tính rõ ràng của Product Backlog
Product Backlog là một tạo tác (artifact) quan trọng đòi hỏi Product Owner cần giữ cho nó luôn được minh bạch và rõ ràng với tất cả mọi người.
Cung cấp đầy đủ thông tin đến nhóm phát triển
Đưa đầy đủ thông tin đến Nhóm Phát triển giúp nhóm hiểu rõ các hạng mục của Product Backlog mà họ triển khai.
Tối ưu hóa ROI
Trong khi khả năng sản xuất của Nhà Phát triển thường có giới hạn nhất định, Product Owner cần tối ưu nhất khả năng này và nói “không” để loại bỏ những hạng mục không cần thiết. Việc chỉ tập trung vào những mục đích chính và công việc thực sự cũng chính là đặc trưng của Agile luôn được đề cao để tối ưu hóa công việc.
Theo dõi tiến độ hoàn thành của sản phẩm
Kể cả khi sản phẩm đã Release thì Product Owner vẫn cần theo dõi các chỉ số và phản ứng của User để thay đổi và thích ứng khi cần thiết. Bởi Product Owner là người chịu trách nhiệm toàn bộ về sản phẩm, do đó Product Owner có thể sử dụng các công cụ như Biểu đồ Burndown, hay các công cụ khác để thực hiện nhiệm vụ này.
>> Marketing 5.0 là gì? Marketing 5.0 xuất hiện khi nào?
Lời kết
Chắc hẳn với những thông tin mà Xuyên Việt Media cung cấp, bạn đã hiểu rõ hơn về Product Owner là gì. Bạn có đang quan tâm đến vị trí công việc này không? Hãy để lại chia sẻ cho chúng tôi được biết nhé. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi.
Dịch vụ viết bài chuẩn SEO
Dịch vụ chăm sóc website
Dịch vụ đi backlink
Dịch vụ SEO tổng thể
Đăng báo điện tử
Chăm sóc Fanpage