ROI là gì: Khái niệm, vai trò và cách tính

Hiện nay, doanh nghiệp có thể dùng nhiều số liệu khác nhau để đánh giá sức mạnh tài chính và lợi nhuận của mình. Trong đó, ROI là một trong những chỉ số đo lường phổ biến và hiệu quả nhất. Thế nhưng không phải quý độc giả nào cũng hiểu rõ ROI là gì? Cách tính Roi, các lưu ý cần biết, cũng như ưu nhược điểm khi tính chỉ số này là gì? Mời quý độc giả cùng Xuyên Việt Media khám phá tất cả từ những chia sẻ trong nội dung bên dưới nhé.

ROI là gì?

ROI hay còn gọi là lợi tức đầu tư, đây là từ được viết tắt từ cụm tiếng Anh “Return On Investment”. Tạm dịch cụm từ này nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận thu được khi so với chi phí đầu tư ban đầu. Trong Marketing, nhất là SEO, đây được xem là một chỉ số rất quan trọng. Đây là kết quả hiệu suất lợi nhuận nhờ đầu tư mang lại.

Nói cách khác, ROI là chỉ số đo lường tỷ lệ những gì mà bạn thu về được so với những gì đã bỏ ra. Người ta dùng lợi tức đầu tư để so sánh hiệu quả của các khoản đầu tư khác nhau hoặc đánh giá hiệu quả của một khoản đầu tư nào đó. 

ROI đo lường số tiền hoàn vốn trực tiếp trên một khoản đầu tư liên quan đến chi phí đầu tư cụ thể. Chỉ số này khá dễ tính toán và linh hoạt. Việc tính toán ROI khá đơn giản, dễ hiểu với các ứng dụng lớn và rất được tin dùng. Nếu lợi tức đầu tư ở số dương đồng nghĩa việc bạn đang đầu tư đúng hướng. Nhà đầu tư có thể dựa vào chỉ số ROI của các dự án để lựa chọn phát triển dự án tốt nhất. 

ROI là gì?
ROI là viết tắt của Return On Investment

XEM NGAY: Yếu tố để trở thành CEO chuyên nghiệp bạn không thể bỏ qua

Hướng dẫn chi tiết cách tính ROI trong Marketing

Sau khi đã tìm hiểu khái niệm về ROI, chúng ta cùng xem cách tính ROI là gì nhé! Cách tính ROI rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy lợi ích của khoản đầu tư rồi chia cho chi phí đầu tư. Kết quả của chỉ số ROI sẽ được biểu diễn dưới dạng phần trăm hoặc tỷ lệ.

ROI có thể được dùng để tính toán giá trị tiền tệ của khoản đầu tư so với chi phí bạn bỏ ra cho khoản đầu tư đó. Chẳng hạn bạn đầu tư 1000 USD và kiếm được 10.000 USD. Lợi tức đầu tư lúc này là 0,9 hoặc 90%. Trong Marketing, người ta thường dùng ROI để đánh giá các chiến lược kinh doanh. Chẳng hạn chiến lược tiếp thị (Digital Marketing), quảng cáo, SEO,… 

Thực tế, bạn sẽ không dễ để xác định chính xác được giá trị quy đổi thành tiền tệ của các hoạt động SEO. Nếu chiến lược SEO của bạn thành công, bạn sẽ nhận được nhiều lưu lượng tìm kiếm, các từ khóa sẽ có xếp hạng tốt hơn,… Những điều này sẽ hỗ trợ lớn cho việc bán hàng, giúp tăng doanh thu. 

Các doanh nghiệp có thể xem xét chỉ số ROI để quyết định có đầu tư mạnh vào các chiến lược SEO để thúc đẩy việc kinh doanh không. Lợi tức đầu tư sẽ giúp bạn ước tính giá trị lợi nhuận có thể đạt được nếu đầu tư tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm. Chỉ số ROI cũng thường được các công ty cung cấp dịch vụ SEO dùng để có cơ sở thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.

BẠN CÓ ĐANG TÌM KIẾM: Dịch vụ quản trị nội dung Website toàn diện

ROI là gì?
Công thức tính ROI chính xác nhất

Công thức tính ROI

ROI có thể được tính dễ dàng bằng cách chia lợi nhuận ròng thu được trong thời gian nhất định cho khoản chi phí đầu tư. Bạn có thể dùng trực tiếp chỉ số này hoặc nhân với 100 để biểu thị ROI dưới dạng tỷ lệ phần trăm. 

Công thức tính ROI cụ thể như sau:

ROI = Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư x 100%

Trong đó:  Lợi nhuận ròng = Lãi từ đầu tư – Chi phí đầu tư

“Lãi từ đầu tư” trong công thức trên được xem là doanh thu có được từ khoản đầu tư lãi. ROI được tính bằng tỷ lệ phần trăm. Do đó, nó có thể dùng để so sánh một cách dễ dàng với lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư khác. Thông qua đó, bạn có thể đo lường giữa các loại đầu tư để có các quyết sách đúng đắn. Dưới đây là một ví dụ về việc tính ROI để quý độc giả có thể tham khảo:

Bạn tiến hành đầu tư bất động sản A với giá mua đầu vào là 1.000.000 USD. Hai năm sau, bạn quyết định bán bất động sản này đi. Lúc này, giá trị của bất động sản này tăng lên thành 1.500.000 USD. Như vậy, bạn có thể tính ROI như sau:

(1.500.000 – 1.000.000) / 1.000.000 = 0.5%

Vậy ROI có giá trị 0,5%, bạn đầu tư có lời.

ROI là gì?
Những lưu ý cần biết khi tính chỉ số ROI trong marketing

Những lưu ý cần biết khi tính chỉ số ROI 

Nếu hiểu được bản chất của ROI, bạn sẽ có thể đo lường hiệu quả đầu tư của đồng vốn mình bỏ ra cho các chi phí chạy Adwords, quảng cáo, các loại phí Marketing Online khác,… Khi tính chỉ số ROI, bạn cần thực hiện các việc cà lưu ý một số điều sau:

  • Bạn cần theo dõi, ghi chú cụ thể các chi phí: Để có cái nhìn tổng thể, khách quan hơn khi tính chỉ số ROI, bạn cần theo dõi, ghi chú các loại chi phí chi tiết theo từng ngày, tháng. Qua đó, bạn sẽ có thể nhanh chóng nhận định được chiến lược đang có vướng mắc ở đâu, sai lầm khi đầu tư ở thời điểm nào,…
  • Nếu muốn tính ROI khi dùng Adwords, bạn cần đo lường khả năng chuyển đổi để xác định giá thầu thấp hay cao, lợi nhuận trên mỗi từ khóa. Từ đó, bạn có thể xác định chính xác hơn chỉ số ROI.
  • Bạn không nên nhầm giữa lợi nhuận và doanh thu: Doanh thu là tổng số thu nhập bạn có được từ một khoản đầu tư nào đó. Lợi nhuận là khoản tiền còn lại sau khi bạn trừ doanh thu cho các loại chi phí. Có thể doanh nghiệp có doanh thu rất cao nhưng lại không có lãi. Chỉ số ROI liên quan trực tiếp đến lợi nhuận. Do đó, bạn phải tính ROI với lợi nhuận thực.

TÌM HIỂU NGAY: Bảng giá dịch vụ Content Website trọn gói cho doanh nghiệp

Ý nghĩa của việc đo lường chỉ số ROI 

Chỉ số ROI là công cụ hữu ích để bạn có thể đánh giá các chiến lược kinh doanh, marketing trong quá khứ. Đồng thời, bạn có thể điều chỉnh cho những quyết định tương lai, so sánh và lựa chọn các cơ hội kinh doanh mới.

Bên cạnh đó, ROI được xem là một trong những thước đo quan trọng nhất để đánh giá các chiến dịch quảng cáo. Ngoài ra, ROI còn là cơ sở đánh giá hiệu quả đầu tư vào việc SEO trang Web, có tạo ra nhiều chuyển đổi cho việc bán hàng hay không.

Sau khi tính ROI, bạn có thể ước tính tỷ lệ chuyển đổi hoặc số tiền có thể đạt được khi thực hiện các chiến dịch SEO website. Bạn cũng có thể dùng ROI để cải thiện hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, marketing.

ROI là gì?
Vì sao bạn cần đo lường chỉ số ROI?

Ưu nhược điểm của việc đo lường tỷ lệ lợi nhuận- ROI

Chỉ số về lợi tức đầu tư sẽ có những ưu điểm và hạn chế nhất định.

Chỉ số ROI có những ưu điểm nổi bật như cách tính toán đơn giản và rất dễ so sánh. Đặc biệt, chỉ số ROI rất phù hợp để bạn đánh giá, có cái nhìn tổng quan về các dự án đầu tư ngắn hạn.

Tuy nhiên, bạn không nên dùng ROI cho các dự án dài hạn, bởi ROI không thể hiện được các tầm nhìn dài hạn. Đồng thời, bạn cũng không thể thông qua ROI để biết nguyên nhân vì sao chỉ số này cao hoặc thấp. Việc dùng ROI để so sánh đôi khi chỉ mang tính tương đối. Ngoài ra, để đạt hiệu quả tốt hơn, đo lường tốt hơn ROI, bạn cần dùng những công cụ phụ trợ. Song song đó, chỉ số ROI cũng không thể giúp bạn đưa ra quyết định rằng bạn có nên đầu tư hay không. 

THÔNG TIN HỮU ÍCH: ROE là gì?

Các cách để tăng ROI trong Marketing

Xác định mục tiêu cần đạt

Tiếp thị có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau; ta có thể sử dụng nó để:

  • Cải thiện mối quan hệ thương hiệu của bạn với người tiêu dùng.
  • Thu hút lượng truy cập mới vào trang web.
  • Tạo phễu marketing để có được nhiều chuyển đổi hơn từ khách truy cập trang web hiện tại của bạn.

Sản xuất nội đa kênh đa mục tiêu

Các chiến lược tốt nhất sử dụng nội dung được tối đa hóa giá trị cho nhiều mục tiêu. Tối ưu hóa nó cho công cụ tìm kiếm, cho người đọc và chuyển đổi một cách song hành.

Tập trung vào phần quan trọng

Có rất nhiều người cố gắng tạo ra thật nhiều nội dung và càng nhanh càng tốt. Đúng là có nhiều nội dung hơn cho người đọc nhiều cơ hội tương tác với thương hiệu của bạn hơn và công cụ tìm kiếm càng nhiều trang để lập chỉ mục, nhưng nếu nội dung của bạn không mang lại giá trị đáng kể cho độc giả của bạn, tất cả nội dung đó là con dao 2 lưỡi có thể quay lại làm hại website.

Vì vậy, hãy tập trung vào những nội dung cốt lõi cho thương hiệu trước khi mở rộng chủ đề

Tạo Content giá trị theo giai đoạn

Khi đã có được mục tiêu rõ ràng về traffic, bạn cần tập trung toàn lực và phân bổ nội dung content phù hợp cho từng giai đoạn này.

Ghi nhớ: Người dùng ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có một mục đích tìm kiếm khác nhau.

Tái sử dụng Content để tạo leads

Từ một bài blog lớn (tầm 3000 chữ), ta có thể trích ra trung bình 3 đến 4 bài post nhỏ (micro content) với nội dung khác nhau. Những bài viết micro content này sẽ được post lên các trang mạng xã hội và đóng vai trò điều hướng traffic về bài blog lớn trên website.

Nếu muốn tiết kiệm, bạn nên nhóm các bài viết nổi bật nhất mà bạn đã triển khai thành 1 bản ebook để thu hút leads mang về. Nếu content là dạng video, bạn có thể chọn 1 đoạn ngắn để chia sẻ lên mạng xã hội và điều hướng về web chẳng hạn.

Đầu tư vào nội dung Evergreen

Evergreen Content là những nội dung vẫn thu hút được sự chú ý của người đọc bởi sự thú vị, tính hữu dụng của thông tin sau một khoảng thời gian dài, có thể là vài tháng hoặc vài năm từ sau thời điểm đăng và luôn giữ vị trí cao trên trang kết quả tìm kiếm trong một thời gian dài, cuối cùng sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn cho khoản đầu tư của bạn.

Cơ hội viral miễn phí

Nội dung của bạn chỉ có thể tác động đến những người có cơ hội để xem nó, nhưng chi tiền cho quảng cáo trả phí sẽ gay nguy hiểm và làm giảm ROI. Thay vào đó quảng bá nội dung của bạn trên các kênh miễn phí (như mạng xã hội, diễn đàn…). Điều này sẽ giúp tăng thứ hạng nội dung của bạn trên bảng xếp hạng các công cụ tìm kiếm, và website sẽ có nhiều traffic tự nhiên hơn và tăng ROI cho bạn.

Chọn kênh phân phối

Ngưng quảng bá content ở quá nhiều kênh!

Ở đây, tôi đang nói đến các kênh như Facebook, Youtube, Instagram, …Lý do là vì người dùng trên các kênh khác nhau sẽ có hành vi (behavior) rất khác nhau. Một content được đăng ở kênh này hoạt động tốt không có nghĩa cũng thành công ở kênh khác. Vì vậy, hãy tập trung vào tối đa 3 kênh mang đến cho bạn nhiều khách truy cập nhất cho thời gian, công sức và tiền bạc của bạn.

Cho phép người dùng tạo nội dung cho bạn

Nếu bạn có thể, hãy để người dùng tạo nội dung cho bạn. Bạn có thể tạo một diễn đàn cho phép các khách hàng có thể gửi và trả lời các câu hỏi của nhau… có rất nhiều cách. Dù bằng cách nào, thì đều giúp bạn tăng tương tác với khách hàng và nhận được nhiều nội dung bổ ích, giảm đáng kể chi phí sản xuất và tối ưu được ROI.

Kết luận

Với những chia sẻ ROI là gì, cách tính và các ưu nhược điểm của chỉ số ROI, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về ROI. Khi hiểu và thực hành nhiều hơn với việc tính các chỉ số ROI, bạn sẽ càng dễ dàng đưa ra các quyết định tinh tế, chính xác hơn. Đừng quên thường xuyên ghé thăm Xuyên Việt Media tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị và hữu ích hơn nữa nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *