Phòng ngừa tấn công active online có đơn giản không?

tấn công active online

Công nghệ thông tin ngày một phát triển, mở rộng tới nhiều đối tượng người dùng khác nhau. Vì vậy, sự phát triển của các hình thức tấn công active online cũng ngày một tinh vi và gây hại hơn. Liệu có thể phòng ngừa được tình trạng này hay không? Cùng xuyenvietmedia.com tìm hiểu nội dung này nhé!

Định nghĩa về tấn công active online

Ta có thể hiểu đơn giản về thuật ngữ tấn công active online như sau: Đó là việc các hacker bằng cách nào đó trộm được mật khẩu vào các dạng tài khoản khác nhau của bạn. Ví dụ như tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng…

Chúng sẽ sử dụng những thông tin trộm được trong tài khoản của bạn để thực hiện nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ như khi trộm tài khoản Facebook của bạn, chúng có thể theo dõi các hành vi của bạn trên đó để bán lại cho bên quảng cáo thứ ba….

Một số dạng tấn công active online phổ biến

Hiện nay, giới chuyên gia đã nghiên cứu, tổng hợp và phân tích về 8 dạng tấn công active online phổ biến như sau:

  • Tấn công thụ động

Dạng tấn công này sẽ xây dựng lên các chương trình, các trang web hay gửi link cho người dùng thông qua email, tin nhắn. Sau khi người dùng truy cập vào những đường link này, chúng sẽ thực hiện đánh chặn đường truyền mạng và lưu lại các dữ liệu thông tin về tài khoản và mật khẩu của người dùng.

  • Dạng tấn công Phishing

Các tin tặc sẽ dựa trên hình thức của các trang web hợp pháp để tạo ra những trang web có độ giống y hệt đánh lừa người dùng. Người dùng sẽ đăng nhập vào tài khoản của mình như ở trang web thật và vô tình cung cấp thông tin về tài khoản, mật khẩu và bị đánh cắp.

Tấn công Password Attack

Tin tặc sẽ suy đoán về mật khẩu của người dùng bằng việc sử dụng các công cụ dò mật khẩu. 

  • Tấn công mã khóa

Đây là một trong những dạng tấn công active online có độ khó khá cao. Các tin tặc sẽ phải phá các lớp bảo mật được mã hóa phức tạp.

  • Dạng tấn công khai thác lỗ hổng

Loại tấn công này tương tự với tấn công phá mã khóa. Tin tặc sẽ lợi dụng lỗ hổng trong bảo mật hệ thống để đánh cắp mật khẩu của người dùng.

  • Tấn công không tặc

Với kiểu tấn công active online này, tin tặc sẽ giành toàn bộ quyền kiểm soát đối với tài khoản của nạn nhân. Thậm chí là thực hiện tắt kết nối với hệ thống xung quanh.

  • Dạng tấn công bộ nhớ đệm

Các tin tặc sẽ xây dựng các chương trình để tạo ra tình trạng tràn bộ nhớ đệm, khiến cho hệ thống lỗi. Lợi dụng lỗi này để ăn trộm mật khẩu của người dùng.

  • Dạng tấn công rải rác

Các phần mềm hay ứng dụng có Malware độc hại sẽ được xây dựng. Khi các chương trình này được cài vào thiết bị, các thông tin của người dùng trên đó sẽ bị thu thập lại.

Xem thêm:

Phòng ngừa tấn công active online có đơn giản không?

Việc có những phương thức tự bảo vệ quyền lợi của mình là điều hoàn toàn cần thiết. Nhất là trong tình trạng lừa đảo mạng đang ngày một xuất hiện nhiều với những kỹ năng tinh vi như hiện nay. Do đó, xuyenvietmedia.com đưa ra cho các bạn một số những lời khuyên để hạn chế việc bị tấn công active online như sau:

Sử dụng mật khẩu mạnh

Việc sử dụng các tài khoản với mật khẩu độ mạnh cao là điều đầu tiên mà các bạn nên áp dụng. Việc đặt mật khẩu mạnh không khó nhưng nó có thể phần nào hạn chế được nguy cơ bị suy đoán mật khẩu và ăn trộm tài khoản.

Lưu ý, trong một mật khẩu được cho là mạnh sẽ thường đảm bảo các yếu tố như gồm ít nhất là 8 ký tự trở lên. Trong đó, bạn nên tích hợp thêm chữ cái viết hoa, chữ cái viết thường, chữ số và ký tự đặc biệt với số lượng cũng như cung cách tùy theo.

Nếu như sợ bản thân quên mất mật khẩu với các yếu tố dài và hơi khó nhớ, bạn có thể áp dụng một số phương pháp lưu trữ vật lý chúng. Ví dụ như ghi ra giấy rồi cất ở một nơi riêng tư an toàn.  

Đặc biệt, bạn không nên đặt các loại mật khẩu có liên quan trực tiếp đến bản thân. Ví dụ như để ngày tháng năm sinh là một trong những loại mật khẩu được khuyên không nên áp dụng nhất. 

Nên áp dụng việc xác thực bằng hai yếu tố

Hiện nay, hầu hết những ông lớn trong làng công nghệ như Facebook, Microsoft, Google… đều hỗ trợ người dùng trong việc sử dụng xác thực hai yếu tố. Nó giúp đảm bảo an toàn cho người dùng lên mức tối ưu hơn.

Đa dạng hóa kiểu mật khẩu với các tài khoản

Thói quen của không ít người là chỉ dùng một mật khẩu cho tất cả các loại tài khoản. Tài khoản facebook, tài khoản email, tài khoản ngân hàng,… đều dùng chung 1 mật khẩu hoặc công thức mật khẩu cố định. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho nguy cơ gặp phải rủi ro bị tấn công active online.

Xem thêm:

Kết luận

Xuyenvietmedia.com hy vọng rằng các thông tin của bài viết đã giúp các bạn có được những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề tấn công active online. Nếu cần thêm thông tin liên quan, các bạn có thể truy cập vào trang web của chúng tôi để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *