Chi phí cận biên là gì? Nó có công thức tính ra sao? Chi phí cận biên thể hiện điều gì trong doanh nghiệp? Có những trường hợp đặc biệt nào trong mối quan hệ của chi phí cận biên với mức bình quân? Cùng Xuyên Việt Media tìm hiểu chi tiết hơn về chi phí cận biên trong bài viết ngay sau đây nhé!
Chi phí cận biên là gì?
Chi phí cận biên trong tiếng Anh là Marginal Cost. Nó được biết đến là phần chi phí tăng thêm khi các doanh nghiệp sản xuất các đơn vị sản lượng đầu ra. Chi phí biên thể hiện mức phí tổn mà doanh nghiệp đó cần chi trả thêm để có thể đảm bảo sản xuất sản phẩm ra.
Cách tính chi phí cận biên
Chi phí cận biên có thể tính theo công thức sau:
MC(q) = ∆TC(q)/ ∆q
Chú thích ký tự công thức:
- ∆ được hiểu là biểu mức thể hiện những thay đổi của các biến số.
- Q: được hiểu là sản lượng.
Tính theo công thức trên, sự thay đổi trong q nhỏ thì chi phí cận biên với sản lượng q được biết là giá trị đạo hàm của TC(q) tại điểm sản lượng q.
Với vai trò là hàm số thì mức chi phí cận biên sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào mức sản lượng. Và tại các điểm sản lượng khác nhau, chi phí cận biên cũng sẽ có những thay đổi hoàn toàn khác nhau.
Đường chi phí cận biên
Đường chi phí cận biên được biết là đường cong dạng chữ U. Nó tính với sản lượng xuất phát thấp, đường chi phí biên sẽ có xu hướng đi xuống, khi sản lượng bắt đầu tăng.
Khi mức sản lượng tăng nhất định, đường chi phí biên sẽ có xu hướng ngược lại. Và lúc này, nếu như mức sản lượng tiếp tục tăng thì mức chi phí cũng sẽ tăng dần theo và đường chi phí cận biên sẽ trở thành đường đi lên.
Hình dạng của đường biên có nguồn gốc từ các lý do kinh tế giải thích đường chi phí, nó là đường trung bình quân hay đường tổng.
Và khi sản lượng ban đầu ở mức quá thấp thì sự dư thừa công suất, năng lực của 1 số yếu tố sản xuất cố định sẽ có liên quan đến việc gia tăng quy mô sản lượng.
Chi phí cận biên ở mỗi nơi, mỗi sản lượng được gia tăng về sau sẽ nhỏ dần. Chi phí cận biên sẽ giảm dần khi sản lượng tăng dần.
Và xu hướng diễn biến của đường biên chính là xu hướng diễn biến của những đường chi phí bình quân. Chúng ta toàn hoàn toàn có thể suy ra các hình dáng của đường biên này.
Mối quan hệ giữa chi phí cận biên và chi phí bình quân
Vậy, chi phí cận biên và chi phí bình quân có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Chi phí bình quân sẽ có dấu hiệu giảm bởi sản lượng tăng, thì chi phí biên sẽ thấp hơn chi phí bình quân. Mức chi phí bình quân tăng lên khi và chỉ khi chi phí biên lớn hơn chi phí bình quân.
Chi phí cận biên là phần chi phí tăng thêm, khi doanh nghiệp sản xuất thêm đơn vị sản lượng ra thị trường. Mức chi phí biên sẽ cho biết mức phí tổn mà 1 doanh nghiệp cần chi trả hoặc hy sinh để có đầu ra.
Xem ngay:
Một số trường hợp đặc biệt giữa chi phí bình quân và cận biên
Chi phí bình quân và cận biên có mối quan hệ khăng khít với nhau, chủ yếu là trong mức chi phí lên xuống, ảnh hưởng đến mức doanh thu. Vậy có những mối quan hệ, trường hợp đặc biệt nào giữa chi phí bình quân và cận biên.
Chi phí cận biên không đổi/ cố định cao
Các đơn vị sản xuất bổ sung có chi phí bổ sung không đổi trên 1 đơn vị. Đường cong chi phí bình quân khi giảm xuống liên tục và tiếp cận chi phí cận biên. Hầu như các ngành công nghiệp đều có chi phí cận biên cố định. Chi phí vốn cố định cao được hiểu là rào cản của việc gia nhập thị trường.
Quy mô hiệu quả tối thiểu và tối đa
Chi phí cận biên hay chi phí bình quân có tính chất không tuyến tính hoặc không liên tục. Đường cong chi phí có thể thể hiện trên quy mô sản xuất hạn chế theo 1 công nghệ nhất định.
Chi phí cận biên là một trong những thông tin, chỉ số quan trọng mà các doanh nghiệp cần nắm rõ. Việc theo dõi sát sao thông tin chỉ số sự thay đổi của chi phí cận biên nói riêng và các loại chi phí khác sẽ giúp doanh nghiệp quản lý doanh thu tốt hơn.
Xem thêm: Phá sản là gì
Trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn hiểu chi phí cận biên là gì, có mối quan hệ ra sao với các thông số khác. Hy vọng những chia sẻ trên của Xuyên Việt Media sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các kiến thức kinh doanh hữu ích.