Chuỗi giá trị là gì? Lợi ích của chuỗi giá trị như thế nào, hoạt động ra sao và cách phân tích chuỗi giá trị hiệu quả? Đây đều là những thắc mắc khi nói đến chuỗi giá trị đối với doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, mời bạn cùng Xuyên Việt Media tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Chuỗi giá trị là gì?
Khái niệm Chuỗi giá trị lần đầu được nhắc đến bởi Michael Porter, vào năm 1985 trong cuốn sách best-seller của ông có tựa đề: Competitive Advantage (Lợi thế Cạnh tranh). Qua đó, chuỗi giá trị là một khái niệm mô tả toàn bộ chuỗi hoạt động của một doanh nghiệp trong quá trình tạo ra sản phẩm. Hoặc có thể là dịch vụ từ việc thu thập, tiếp nhận nguyên liệu đầu vào cho đến việc phân phối sản phẩm trong thị trường và các hoạt động quan trọng khác.
Chuỗi giá trị được cấu tạo thành từ 5 hoạt động chính: hoạt động đầu vào, vận hành, hoạt động hậu cần, dịch vụ, tiếp thị và bán hàng. Ngoài ra, chuỗi giá trị còn có các hoạt động phụ như thu mua, mua hàng, quản trị nguồn nhân lực, phát triển công nghệ và hạ tầng của tổ chức.
Lợi ích của chuỗi giá trị là gì?
Xây dựng được chuỗi giá trị liên kết là việc doanh nghiệp nào cũng mong muốn hướng tới. Các nhóm hoạt động trong chuỗi giá trị giống như các bộ phận của cơ thể tổ chức hoàn chính, khi các “bộ phận” này gắn kết, chúng ta sẽ có 1 thực tế hài hòa, mạnh mẽ, thông suốt từ đầu tới cuối. Một số lợi ích khi phát triển và phân tích chuỗi giá trị của doanh nghiệp có thể kể đến như:
- Tổng hợp các thông tin nhanh chóng, hỗ trợ ra quyết định nhanh chóng, chính xác.
- Dự báo trước, tìm ra những “điểm nút” hoạt động không hiệu quả để tối ưu.
- Hiểu được sự gắn kết của toàn bộ hệ thống, những tác nhân tác động.
- Tối ưu hóa hoạt động của mỗi nhóm, phát triển những năng lực cốt lõi, phát triển sản phẩm mới.
- Tối đa hóa doanh thu, giảm thiểu chi phí của tổ chức.
>>> Xem thêm:
Cách thức hoạt động của chuỗi giá trị như thế nào?
Như có đề cập ở các phần trước đó, mô hình chuỗi giá trị được chia làm các nhóm hoạt động chính – phụ. Khi tiến hành phân tích chuỗi giá trị, chúng ta có thể phân tích từng hoạt động riêng lẻ khác nhau trong cùng nhóm để hiểu những tác động của nó đến tổ chức của mình. Vậy hoạt động chính, phụ của chuỗi giá trị là gì?
Hoạt động chính
Các hoạt động chính góp phần tạo ra, bán, bảo trì và một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó. Những hoạt động này bao gồm:
- Hoạt động đầu vào: Xử lý và quản lý các nguồn nguyên liệu từ bên ngoài (các nhà cung cấp, các chuỗi cung ứng từ bên ngoài).
- Hoạt động vận hành: Đây là hoạt động nhằm chuyển đổi đầu vào thành đầu ra. Những “đầu ra” này là những sản phẩm cốt lõi có thể sẽ được bán với giá cao hơn chi phí nguyên vật liệu và sản xuất để tạo ra lợi nhuận.
- Hoạt động hậu cần: Liên quan đến hệ thống lưu trữ, thu thập và phân phối sản phẩm đến tay khách hàng.
- Hoạt động tiếp thị và bán hàng: Các hoạt động như quảng cáo, truyền thông hay xây dựng, định vị thương hiệu nhằm tiếp cận đến khách hàng tiềm năng cũng như tăng độ nhận dạng thương hiệu đến công chúng.
- Hoạt động dịch vụ: Các hoạt động như dịch vụ khách hàng hay hỗ trợ sản phẩm nhằm giữ chân khách hàng tiềm năng đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Hoạt động phụ
Những hoạt động phụ đóng vai trò hỗ trợ cho các hoạt động chính, đảm bảo các hoạt động chính được thực hiện một cách hiệu quả, chính xác. Các hoạt động thứ cấp bao gồm:
- Mua hàng: hoạt động này liên quan đến việc tìm kiếm, quản lý, quan hệ với nhà cung ứng, đảm bảo về các nguyên liệu đầu vào, nguồn lực hỗ trợ cho việc xây dựng, phát triển và phân phối sản phẩm.
- Quản lý con người: liên quan đến việc tuyển dụng, xây dựng cơ cấu tổ chức, đào tạo, duy trì văn hóa doanh nghiệp, tạo môi trường làm việc thuận lợi cho nhân viên.
- Phát triển công nghệ: nghiên cứu, phát triển, áp dụng các công nghệ mới hỗ trợ đẩy nhanh việc vận hành các hoạt động chính, quản lý CNTT, bảo mật và nâng cao năng suất làm việc.
- Phát triển cơ sở hạ tầng: đầu tư phát triển trang thiết bị, văn phòng, kho bãi đầy đủ, …
>>> Xem thêm:
Làm sao để tiếp cận mô hình chuỗi giá trị?
Chuỗi giá trị được đánh giá là một phần tất yếu giúp doanh nghiệp phát triển. Để dễ dàng tiếp cận mô hình này cần phải có phương pháp cụ thể. Vậy phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị là gì?
Lợi thế chi phí
Là các chi phí được xác định sau khi doanh nghiệp định hình được các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ. Nếu một hoạt động cần nhiều nguồn lực thì nó sẽ cần nhiều loại chi phí khác nhau. Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định mối liên hệ giữa các hoạt động để cắt bớt các chi phí không cần thiết.
Lợi thế khác biệt
Doanh nghiệp nên xác định những hoạt động mang đến giá trị cao nhất cho khách hàng, đánh giá chiến lược để tập trung cải thiện giá trị. Nâng cấp tính năng sản phẩm hay tập trung vào dịch vụ khách hàng là cách cải thiện giá trị hiệu quả.
Lời kết
Hy vọng với bài viết mà chúng tôi chia sẻ bạn đã hiểu chuỗi giá trị là gì cũng như biết lợi ích và các thức hoạt động. Để có thêm những thông tin hữu ích hơn về lĩnh vực này bạn có thể bấm theo dõi Xuyên Việt Media, với việc cập nhật bài viết liên tục chắc chắn bạn sẽ có được những điều mình muốn.