Là một Marketer có lẽ bạn đã từng đắn đo giữa 2 môi trường làm việc Client và Agency. Việc lựa chọn đôi khi chẳng dễ dàng bởi có quá nhiều yếu tố níu chân. Trong bài viết hôm nay, bên cạnh Client là gì, chúng tôi sẽ thông tin nhiều hơn về những nội dung liên quan đến khái niệm này.
Client là gì?
Trong Marketing, Client được dịch ra là khách hàng. Cụ thể hơn, Client là những doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ nhưng không trực tiếp làm Marketing cho nó. Một Marketer làm việc tại Client sẽ phải thực hiện tất cả các công việc trọng hoạt động truyền thông, quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp.
Thông thường, doanh nghiệp Client sẽ thuê Agency thực hiện những dự án truyền thông lớn mà đội ngũ Marketing trong công ty không thể đảm bảo được chất lượng. Client sẽ truyền tải cho Agency ý tưởng, mục tiêu, mong muốn trong chiến dịch truyền thông và sau đó giám sát, theo dõi tiến trình và kết quả nhận về.
Làm Client là làm những công việc gì?
Một người làm Client có thể thực hiện được rất nhiều công việc trong ngành vì họ đã có được những kiến thức và am hiểu sâu sắc về sản phẩm cũng như thị trường tiêu thụ. Dưới đây chỉ là một vài vị trí mà một người làm Client phổ biến thường làm tại các công ty.
Brand Manager – Quản trị thương hiệu
Một người đảm nhiệm vị trí Brand Manager đòi hỏi rất nhiều khả năng tư duy logic, phân tích dữ liệu chính xác, nhanh chóng, am hiểu sâu sắc thị trường cùng kinh nghiệm “tham chiến” thực tế qua thời gian.
Không chỉ có vậy Brand Manager còn phải thực hiện công việc hỗ trợ các bộ phận khác đưa sản phẩm và thương hiệu của công ty tới khách hàng của mình, cuối cùng là thống nhất lên kế hoạch chiến dịch marketing hiệu quả.
Trade Marketing Manager
Hiểu đơn giản đó là người chịu trách nhiệm đưa sản phẩm của công ty tới tay khách hàng. Công việc của họ là xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả, chi tiết, từ việc lên ý tưởng cho đến việc triển khai các chiến lược kinh doanh đó.
Đặc biệt Brand Manager và Trade Marketing Manager luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy nhau để đem về được doanh thu tốt nhất cho công ty của mình.
Media Manager- Quản trị truyền thông
Bất cứ công ty nào cũng phải có được kênh truyền thông mạnh của mình. Truyền thông ở đây có thể là các kênh Social, các kênh tìm kiếm Google, truyền hình.
Những người Media Manager sẽ chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai các kế hoạch truyền thông hiệu quả và phù hợp, nhằm đưa thương hiệu quảng bá xa hơn, khẳng định uy tín và vị thế của công ty.
Bí quyết chiều lòng Client giúp bạn thành công
Chiều lòng Client không hề dễ, để làm được điều đó, bạn buộc phải nắm được các vấn đề cốt lõi sau:
Mong muốn được thấu hiểu
Client muốn chắc rằng Agency nắm rõ về họ, hiểu được lĩnh vực kinh doanh của họ, mục tiêu của hoạt động marketing lần này quan trọng như thế nào.
Những khách hàng của chúng ta mong muốn Agency có kinh nghiệm chuyên môn, có hiểu biết trong lĩnh vực mà Client đang theo đuổi để có thể đưa ra những đề xuất tuyệt vời nhất.
Client mong muốn Agency yêu thương hiệu của họ như Client. Hãy cho Client thấy rằng bạn hiểu mong muốn và cố gắng để đẩy mạnh những hoạt động quảng cáo sắp tới giúp họ đạt được mục tiêu.
muốn có những con số rõ ràng
Client luôn mong muốn Agency của mình đưa ra bảng thống kê chi tiết, bảng báo cáo cụ thể để đo lường chiến dịch đang hoạt động như thế nào. Họ muốn biết tiến độ công việc đang đi lên theo hướng tích cực hay đang bị trì trệ. Bởi vì đơn giản Client cần một chiến dịch quảng cáo thành công.
Bạn nên thông cảm cho những đòi hỏi này của Client bởi nếu bạn là họ chắc chắn cũng sẽ như vậy. Trong mối tương quan giữa Agency và Client cho thấy 43% khách hàng cảm thấy họ không được đáp ứng nhu cầu một cách đầy đủ từ phía Agency.
Yêu cầu phải nhanh nhẹn
Client luôn là người thay đổi các brief, mong muốn có thêm nhiều option để lựa chọn. Một khi Client thay đổi brief thì Agency đang ngủ cũng phải bật dậy cho xem.
Nói vui vậy thôi, nhưng là một agency bạn cần một sự linh hoạt cần thiết, nhiệt tình và chịu khó. Bởi Client là thượng đế, yêu cầu của họ rất cao và họ đòi hỏi tiến độ công việc phải đúng kế hoạch. Deadline có lẽ là nỗi sợ khủng khiếp với các agency, Client có thể trễ hẹn nhưng Agency thì không.
Muốn dự báo ngân sách chính xác
Ngân sách quảng cáo luôn là con số dễ dao động và tăng thêm. Trong thời gian thực hiện, những chi phí phát sinh làm ngân sách phình lên. Đây là lý do khiến các Client rời khỏi các Agency theo báo cáo của Soda năm 2015 về tiếp thị kĩ thuật số.
Agency nên biết cách tiết kiệm chi phí cho client hoặc thông báo cho client khi có chi phí phát sinh. Những chi phí phát sinh cần được sự đồng ý của client thì mới không làm phật lòng họ.
Muốn được cung cấp giải pháp cụ thể
Khách hàng muốn bạn giải quyết vấn đề của họ. Họ muốn ý tưởng lớn, sáng tạo tuyệt vời, chiến lược sáng tạo. Họ muốn từ bạn những gì họ đã không thể tự tìm ra. Bởi Client nghĩ rằng họ bỏ tiền thuê bạn thì bạn phải làm được những điều mà họ kỳ vọng.
Khi chiến dịch đang chạy không hiệu quả, họ cần những giải pháp mới để nhằm đạt được những mục tiêu đề ra lúc đầu. Bởi áp lực của Client rất lớn nên những áp lực đó sẽ được truyền cho Agency.
Chỉ khi tâm tư của Agency và Client tương thông thì khi đó cả 2 bên mới có được một phiên làm việc hiệu quả. Hãy thẳng thắn và hết mình với những công việc bạn đang làm, chắc chắn sẽ có nhiều kết quả tốt đẹp. Client dễ tính chỉ khi Agency làm được những việc kể trên và đặt mục tiêu của Client làm mục tiêu chung của cả hai.
Tham khảo thêm
- Proposal là gì? Bí quyết xây dựng Proposal hay, hút người xem
- Viral là gì? Những điều cần biết về Viral
Lời kết
Là một Marketer, bạn bắt buộc phải nắm rõ Client là gì để định hướng công việc phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân. Chúng ta đều bắt đầu từ con số 0 tròn trĩnh, bởi vậy hãy nỗ lực trau dồi, một ngày nào đó bạn sẽ trở thành một Marketer chuyên nghiệp. Ngoài ra Xuyenvietmedia còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như: dịch vụ viết bài seo, dịch vụ quản trị web, dịch vụ thiết kế web, dịch vụ mua bán web, dịch vụ backlink, seo tổng thể…