D2C là gì? Tầm quan trọng của mô hình D2C trong kinh doanh

D2C là gì

D2C là một mô hình kinh doanh hiệu quả đem lại doanh thu cao mà nhiều doanh nghiệp đang áp dụng. Mô hình này không chỉ giúp quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng dễ dàng mà còn tăng độ nhận diện thương hiệu. Vậy D2C là gì? Cùng tìm hiểu rõ để lựa chọn phương pháp kinh doanh hiệu quả, bạn đọc cùng Xuyên Việt Media xem ngay!

D2C là gì?

D2C có tên đầy đủ là Direct to Customer, đây là hình thức bán hàng trực tiếp từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng thông qua website. Cửa hàng chính hãng của thương hiệu mà không thông qua các kênh trung gian như nhà phân phối, đại lý hay cửa hàng bán lẻ,…Các thương hiệu D2C sẽ sở hữu toàn bộ hệ thống và quy trình từ nghiên cứu, sản xuất sản phẩm đến các kênh phân phối. 

D2C là hình thức bán hàng trực tiếp từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng qua website
D2C là hình thức bán hàng trực tiếp từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng qua website

Ở mô hình D2C, khách hàng sẽ mua trực tiếp tại các gian hàng của thương hiệu hoặc truy cập vào link phân phối sản phẩm và đặt mua hàng, nhân viên sau khi nhận order sẽ gọi điện xác nhận đơn hàng và chuyển trạng thái thành đặt hàng thành công.

D2C được xem là mô hình tối ưu chi phí và mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nhằm thiết lập và xây dựng các mối quan hệ tốt với khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng của mình. 

Xem thêm:

Lợi ích mang lại của mô hình kinh doanh D2C là gì?

Mô hình D2C sẽ mang đến hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh, tạo ra doanh thu. Cụ thể:

1. Đóng vai trò là kênh nghiên cứu thị trường

Mô hình D2C là một phương án thử nghiệm an toàn, rất thích hợp với những doanh nghiệp đang cung cấp FMCG – ngành hàng tiêu dùng. Thay vì phải nghiên cứu thị trường, đầu tư vào sản xuất và ra mắt sản phẩm với liên tục.  D2C là cách dễ dàng đánh giá tiềm năng của sản phẩm mới hay hiệu quả của chiến dịch nhờ vào lượng lớn thông tin có thể kiểm soát hoàn toàn.

D2C giúp tạo ra hiệu quả khi đưa ra hình thức kinh doanh hiệu quả
D2C giúp tạo ra hiệu quả khi đưa ra hình thức kinh doanh hiệu quả

Thông qua đó, bạn sẽ định hướng chính xác và đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp với đối tượng mục tiêu cho các đại lý và hệ thống bán lẻ.

2. Giúp thu thập dữ liệu khách hàng

D2C giúp doanh nghiệp dễ dàng thu thập lượng lớn dữ liệu của đối tượng mục tiêu để cung cấp trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho người dùng. Lưu ý, không phải tất cả dữ liệu mà D2C thu thập đều cung cấp cho bạn cái nhìn toàn cảnh về sở thích hay hành vi của người dùng. Mô hình này chỉ thể hiện trọng tâm về một phân khúc khách hàng nhất định.

Tuy nhiên, từ những dữ liệu chi tiết này sẽ giúp bạn thấu hiểu nhu cầu của người dùng. Từ đó đưa ra chiến lược phù hợp để thúc đẩy hiệu quả kinh doanh và nâng cao vị thế cạnh tranh của thương hiệu, duy trì phát triển bền vững.

Xem thêm:

3. Tạo trải nghiệm người dùng tối hơn

Các thương hiệu và sản phẩm mới xuất hiện liên tục, cùng với sự phổ biến của các trang mạng xã hội mang đến nhiều lựa chọn về sản phẩm/dịch vụ cho người dùng. Điều này khiến họ đưa ra sự mong đợi cao hơn khi sử dụng một dịch vụ/sản phẩm của các doanh nghiệp. Có thể nói rằng, đáp ứng trải nghiệm người dùng được xem là “cuộc chiến khốc liệt” giữa các thương hiệu với nhau.

Nếu bạn làm tốt, họ sẽ “ở lại” với thương hiệu lâu hơn và xây dựng lòng trung thành mạnh mẽ. Điều này cực kỳ có lợi cho sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào.

4. Duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng

Mô hình D2C giúp doanh nghiệp quản lý, giám sát chặt chẽ chuỗi cung ứng sản phẩm từ quá trình sản phẩm, vận hành, phân phối đến tay người dùng. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể đảm bảo chất lượng/dịch vụ khi giao đến tay khách hàng luôn tốt nhất.

D2C giúp tạo lòng tin tưởng với khách hàng
D2C giúp tạo lòng tin tưởng với khách hàng

Xây dựng nhiều điểm chạm trực tiếp với người dùng giúp doanh nghiệp thiết lập duy trì mối quan hệ thân thiết với họ. Từ đó nâng cao uy tín thương hiệu, giúp doanh nghiệp nhanh chóng bắt kịp xu hướng thị trường để đưa ra các thay đổi phù hợp.

Một số cơ hội và thách thức khi áp dụng D2C là gì?

Mô hình kinh doanh D2C vừa mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức khi sử dụng. Cụ thể:

Về lợi thế

  • D2C giúp doanh nghiệp phân phối hàng hóa và giải quyết các vấn đề về Marketing Online hiệu quả => gia tăng lợi nhuận.
  • Tối ưu chi phí phân phối sản phẩm qua các kênh bán hàng hay đại lý.
  • Loại bỏ tình trạng bán hàng giả => tăng độ tin cậy của khách hàng về sản phẩm .
  • Doanh nghiệp dễ dàng thu thập data của khách hàng để hiểu rõ: hành vi, sở thích, nhu cầu và thói quen mua hàng của họ => chủ động trong mọi phương diện và đảm bảo cung cấp sản phẩm tốt nhất cho người mua.
  • Doanh nghiệp đảm bảo cung cấp dịch vụ chăm sóc như mong muốn, nâng cao độ chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
D2C giúp hoạt động marketing có chuyển biến tốt hơn
D2C giúp hoạt động marketing có chuyển biến tốt hơn

Về thách thức

Mặc dù D2C mang lại rất nhiều lợi thế lớn nhưng mô hình này cũng chứa nhiều mặt hạn chế, đó là:

  • D2C đã thiết lập “một cuộc chiến mới” về việc cung cấp trải nghiệm đồng nhất đến khách hàng cùng với các khía cạnh quan trọng khác để nâng cao sức cạnh tranh.
  • Nếu doanh nghiệp bạn có thể kiểm soát tốt mọi mặt từ việc sản xuất, phân phối, Marketing cho đến chăm sóc khách hàng sẽ đứng đầu thị trường!

Lời kết

Việc hiểu rõ D2C là gì rất quan trọng, bởi đây là yếu tố giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất. Đi đúng quy trình, hoạch định chiến lược kinh doanh càng chi tiết sẽ giúp khách hàng tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *