Bạn có biết là những vị trí liên quan tới lĩnh vực khoa học dữ liệu (data science) và phân tích dữ liệu (data analysis) là khó tuyển nhất với một công ty không? Sự bùng nổ nhu cầu tìm kiếm các chuyên gia trong những lĩnh vực này mở ra hàng loạt nhu cầu và đồng thời, đẩy thị trường tuyển dụng vào tình trạng cung không đủ đáp ứng cầu. Vậy cùng chúng tôi đi tìm hiểu thêm một số thông tin về Data Analysis là gì? Học Data Analysis ở đâu? Qua bài viết này nhé.
Data Analysis là gì?
Phân tích dữ liệu trong tiếng Anh còn được gọi là Data Analytics. Data analytics là môn khoa học phân tích dữ liệu thô để đưa ra được kết luận về thông tin đó. Nhiều kĩ thuật và qui trình phân tích dữ liệu đã được tự động hóa thành các quy trình cơ học và thuật toán để xử lí dữ liệu thô về hoạt động tiêu dùng của con người.
Data analytics có thể tìm ra các xu hướng và số liệu trong các khối thông tin mà có thể bị bỏ sót nếu không sử dụng kĩ thuật này. Thông tin thu được có thể được sử dụng để tối ưu hóa các qui trình làm tăng hiệu quả tổng thể của một doanh nghiệp hoặc một hệ thống.
Những nghề phổ biến trong lĩnh vực Data Analysis
Một điều thực sự hay ho khi tìm hiểu và học hỏi những kỹ năng trong lĩnh vực phân tích dữ liệu là bạn không bị bó buộc trong một loại nghề nghiệp nhất định nào. Chắc chắn luôn! Bạn có thể trở thành một nhà phân tích dữ liệu và làm mãi công việc đó hàng thập kỷ nếu bạn thích. Đồng thời, cũng luôn có một lối sẵn sàng cho bạn chuyển hướng, nếu bạn muốn.
Doanh nghiệp trong hầu hết các ngành đều dùng dữ liệu làm căn cứ để đưa ra những quyết định quan trọng, để đạt được lợi thế cạnh tranh, kích cầu, tìm kiếm khách hàng mới, cải thiện hệ thống vận hành nội bộ, tối đa hóa lợi nhuận và đạt nhiều mục đích khác. Chính vì thế, kỹ năng phân tích dữ liệu trở nên hữu dụng trong nhiều lĩnh vực.
Phân tích dữ liệu – Data Analyst
Phân tích dữ liệu là công việc gì? Những người đảm nhiệm công việc này sẽ thu thập và tổng hợp một số lượng lớn dữ liệu, sắp xếp lại rồi chuyển chúng thành những thông tin có ích, giúp các doanh nghiệp có thể sử dụng chúng để đưa ra các quyết định hay rút ra được những kết luận tốt hơn.Cụ thể là, họ sẽ tạo bảng, vẽ biểu đồ, sử dụng công cụ trực quan hóa dữ liệu để từ những dữ liệu vô giá trị, tạo ra các kết quả có ý nghĩa và hữu dụng.
Chẳng hạn như, data analyst sẽ tổng hợp một lượng thông tin lớn thông qua việc làm khảo sát với hàng ngàn khách hàng (hoặc xem lại lịch sử mua bán của khách hàng trong quá khứ…) sau đó, chắt lọc, làm báo cáo hoặc xây dựng những bản trình bày trực quan bằng nhiều cách. Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào những thông tin này, cải thiện sản xuất, tăng doanh thu cho sản phẩm, dù sản phẩm này chỉ là một ứng dụng di động hay là một nhà máy sản xuất xe hơi cao cấp hoặc một siêu thị…
Phân tích kinh doanh – Business Analyst
Các nhà phân tích kinh doanh sẽ làm những gì? Họ có vai trò nhận dạng các mảnh dữ liệu có ý nghĩa trong toàn bộ dữ liệu thu thập được và định hướng những quyết định liên quan tới kinh doanh. Họ làm việc một cách chặt chẽ với các Phó Tổng Giám Đốc phụ trách kinh doanh và ban lãnh đạo cấp cao. Nhiệm vụ của họ có thể liên quan tới dự đoán, dựa báo, tối ưu, quản trị rủi ro và nhiều thứ khác.
Một nhà phân tích kinh doanh chủ yếu tập trung vào hoạt động hàng ngày của một doanh nghiệp và tìm ra cách làm sao để tinh chỉnh quy trình hoạt động kinh doanh một cách ổn thỏa.
Quản lý sản phẩm – Product Manager (PM)
Những người giữ vị trí PM thì làm gì? Các nhà quản lý sản phẩm điều hành và hướng dẫn để các sản phẩm thành công từ bước lên ý tưởng tới khi ra mắt. Mỗi bước trong quá trình kể trên đều cần tới những dữ liệu được phân tích. Bạn phải phân tích thị trường để tìm kiếm xu hướng và phát hiện ra những vấn đề cần giải quyết, tận dụng thông tin sẵn có để cải thiện các tính năng, tìm ra cách thức giúp sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn.
Digital Marketer – Tiếp thị số
Digital marketer hay còn gọi là Tiếp thị Kỹ thuật số làm những gì? Họ phải hiểu hành vi cũng như động lực của người tiêu dùng, nhận diện sự thay đổi của các xu hướng, đồng thời biết cách theo dõi các chỉ số để có thể cải thiện các mẫu quảng cáo, điều chỉnh các chiến dịch truyền thông mạng xã hội hay chiến lược SEO.
Sự thành công của các digital marketer phụ thuộc nhiều vào dữ liệu. Dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong mọi quá trình, từ xác định nhân khẩu học của người dùng, đo lường chỉ số nhấp chuột (clicks) và tỷ lệ chuyển đổi (conversion) nhằm đảo bảo thành công cho các chiến dịch, hay sàng lọc lịch sử dữ liệu để lựa chọn chiến lược mang lại kết quả tốt hơn.
Phân tích định lượng (chuyên gia phân tích dữ liệu)
Các nhà phân tích định lượng làm những gì? Họ là chuyên gia trong lĩnh vực phân tích dữ liệu. Họ làm việc trong các ngành thiên về tài chính. Những người này sẽ tận dụng lợi thế mà dữ liệu và các mô hình liên quan mang lại để quản trị rủi ro, dự báo những thay đổi trong quá trình định giá cổ phiếu và trái phiếu, đồng thời sử dụng dữ liệu làm căn cứ đưa ra những quyết định đầu tư.
Tham khảo thêm:
- Chiến lược sản phẩm là gì? 7 bước thiết lập và mô hình Product Strategy nâng cao
- Truyền thông nội bộ là gì? Bí quyết xây dựng truyền thông nội bộ hiệu quả!
Lời kết:
Bên trên bài viết là những thông tin về Data Analysis là gì? Học Data Analysis ở đâu? Và những nghề phổ biến trong lĩnh vực Data Analysis rất hữu ích cho bạn đọc. Ngoài ra Xuyenvietmedia còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như: dịch vụ viết bài seo, dịch vụ quản trị web, dịch vụ thiết kế web, dịch vụ mua bán web, dịch vụ backlink, seo tổng thể…