Có bao giờ bạn thắc mắc Marketer là gì? Công việc của họ là gì và cần có những kỹ năng nào để trở thành một Marketer thực thụ? Hiểu được hết những vấn đề này, chắc chắn bạn sẽ có định hướng phát triển phù hợp với năng lực bản thân.
Marketer là gì?
Marketer là những người làm việc trong lĩnh vực marketing, chịu trách nhiệm nghiên cứu, phân tích thị trường và lên kế hoạch chiến lược nhằm cung cấp sản phẩm/ dịch vụ có giá trị đến khách hàng tiềm năng.
Marketer giúp mở rộng thị trường, đem về khách hàng mới và tăng nhận diện thương hiệu dựa trên việc nghiên cứu nhu cầu cũng như tạo nhu cầu mới.
Công việc của Marketer là gì?
Công việc của Marketer không chỉ có một, mà nó bao gồm một nhóm các hoạt động, tất cả đều hướng đến mục đích marketing cho doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Đặt ra mục tiêu và lên kế hoạch hoàn thành nó
Mục tiêu của Marketer rất nhiều. Đó có thể là mục tiêu đạt Kpi, mục tiêu hoàn thiện chiến lược tiếp thị, mục tiêu tìm hiểu insight khách hàng… Đây là những gạch đầu dòng mà bất cứ Marketer nào cũng đều phải làm khi bắt đầu một ngày làm việc và phải đảm bảo khả thi, thực tế.
Mục tiêu nào Marketer cũng phải dành thời gian để tìm hiểu và phân tích chi tiết chúng. Thông thường Marketer sẽ có 1 – 2 mục tiêu lớn/ngày, từ đó tiếp tục “chẻ nhỏ” ra thành những mục tiêu, đầu việc nhỏ hơn để dễ thực hiện. Quan trọng là chúng có sự liên kết chặt chẽ với nhau, cùng hướng tới hoàn thành mục tiêu đã đặt ra.
Theo dõi, nghiên cứu, phân tích đối thủ
Việc tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích đối thủ sẽ giúp các Marketer đánh giá được khách quan về sản phẩm/dịch vụ mà đối thủ cung cấp, cũng như có được những thông tin quan trọng như điểm mạnh điểm yếu của đối thủ, cách đối thủ tiếp cận khách hàng, cách đối thủ phản hồi khách hàng, chiến lược quảng cáo của đối thủ…
Cũng nhờ việc theo dõi, tìm hiểu và phân tích đối thủ các Marketer sẽ càng có nhiều hiểu biết để từ đó xây dựng được những chiến lược triển khai và phát động tiếp thị khách hàng một cách độc đáo, ấn tượng và đem về lượt chuyển đổi cao.
Tìm hiểu, phân tích nhóm khách hàng mục tiêu
Mục tiêu của bất cứ doanh nghiệp nào cũng là doanh số, mà người tạo nên doanh số của doanh nghiệp không ai khác chính là khách hàng mục tiêu. Do đó doanh nghiệp và các Marketer không thể không hiểu khách hàng của mình.
Để hiểu được khách hàng mục tiêu đang hướng tới, các Marketer sẽ cần làm các công việc sau:
Thông qua các cuộc khảo sát khách hàng với nhiều nhóm đối tượng các Marketer sẽ có được những thông tin về khách hàng, về nhu cầu, mong muốn, vấn đề mà họ đang gặp phải. Marketer có thể sử dụng các kênh truyền thông mạng xã hội hoặc thông qua các kênh offline để thu thập thông tin một cách chi tiết, sát thực tế nhất.
Phân tích và chia nhóm đối tượng thành các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau có chung một điểm nào đó, từ đó tìm ra được những thông tin sâu xa hơn như lý do vì sao khách hàng không mua sản phẩm, đâu là nơi họ hay mua hàng…
Lưu giữ và cập nhật thông tin khách hàng: điều này rất có ích cho việc tiếp thị sản phẩm lại về sau cho khách hàng, vừa giúp doanh nghiệp bắt kịp xu hướng và hành vi luôn thay đổi của khách hàng.
Sáng tạo để cạnh tranh và thu hút khách hàng
Thị trường luôn là nơi cạnh tranh vô cùng khốc liệt, một Marketer nếu không biết cách sáng tạo, làm mới tư duy, phương pháp tiếp thị hay trend xã hội thì sẽ rất có để có thể cạnh tranh với đối thủ của mình.
Marketer cần biết cách tạo ra những nội dung mới – độc – lạ, biết cách tạo ra những chiến dịch quảng cáo ấn tượng, thu hút, hấp dẫn cả trên nền tảng internet và ngoài cuộc sống,…
Tiếp nhận phản hồi từ truyền thông và khách hàng
Bất cứ sản phẩm/dịch vụ nào đưa ra cũng đều có sự khen chê nhất định. Marketer cần phải biết cách tiếp nhận phản hồi của khách hàng để nắm được khách hàng có hài lòng không, họ không hài lòng ở khía cạnh nào,… từ đó giúp Marketer biết cách điều chỉnh chiến lược marketing hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với khách hàng.
Marketer cần có kỹ năng gì?
Trở thành một Marketer chuyên nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng bởi công việc này yêu cầu rất nhiều kỹ năng. Để có được các kỹ năng này, ngoài rèn luyện, một phần còn xuất phát từ năng lực riêng của mỗi người.
Chịu áp lực tốt
Rất nhiều người vì không thể chịu được áp lực doanh số, áp lực khách hàng mà quyết định nghỉ làm Marketer, nhất là khi chúng diễn ra hàng ngày. Do vậy yêu cầu cơ bản đối với một Marketer chính là khả năng chịu áp lực tốt để có thể vượt qua được những khó khăn của nghề, đồng thời biết cách sắp xếp thời gian và công việc thật tốt và đạt được hiệu quả cao.
Theo kịp xu hướng, thích nghi môi trường
Yêu cầu bắt kịp xu hướng thị trường, nhu cầu khách hàng đã vô tình thúc đẩy các marketer phải vận động chính mình theo đuổi kịp thị trường. Không chỉ có vậy, những tình huống bất ngờ xảy ra cũng đều và nhiều như cơm bữa.
Ví dụ bạn là một Marketer chạy Facebook Ads, chuyện bị “bay” fanpage trong tích tắc dường như là chuyện vô cùng thường xuyên xảy ra. Nếu bạn không bình tĩnh bạn sẽ rất có thể thực hiện những “hành vi xấu” khác, đến một lúc nào đó sẽ là đủ để Facebook chặn quyền quảng cáo của bạn.
Đây chỉ là một ví dụ vô cùng đơn giản. Do đó Marketer cần có khả năng bình tình, thích nghi nhanh với môi trường làm việc, biết cách nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, giải quyết chúng và ứng biến với từng tình huống bất ngờ xảy ra.
Có khả năng quan sát và biết lắng nghe
Marketer là người đem đến khách hàng những sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, do vậy Marketer cần phải rất hiểu khách hàng của mình, đồng thời phải biết đón nhận những phản hồi của khách hàng để từ đó biết cách điều chỉnh và xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn.
Làm việc nhóm tốt
Một chiến dịch marketing lớn không thể chỉ có Marketer “gánh team” mà còn rất nhiều sự đóng góp của nhiều người khác. Do đó Marketer còn cần phải có khả năng làm việc nhóm tốt, và khả năng giao tiếp tốt để có thể diễn đạt, trao đổi và chia sẻ ý tưởng của mình với các thành viên khác.
Chăm chỉ tìm tòi và biết sáng tạo
Nghề Marketer được đánh giá là một trong những nghề sáng tạo khi mà một Marketer thực thụ luôn phải biết cách làm sao khiến sản phẩm/dịch vụ của mình thật ấn tượng, sáng tạo, hấp dẫn và thu hút được khách hàng, giúp doanh nghiệp có được nhiều doanh thu cũng như khẳng định hơn vị thế của mình trên thương trường.
Tham khảo thêm
- Demographic là gì? Vai trò của Demographic trong marketing
- Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu
Lời kết
Trên đây là khái niệm Marketer là gì và một số nội dung quan trọng liên quan đến khái niệm này. Có thể thấy, xã hội ngày càng phát triển, những yêu cầu đối với Marketer ngày một cao, đòi hỏi người làm không chỉ có kỹ năng mà còn phải có khả năng để vượt qua áp lực trong nghề.Ngoài ra Xuyenvietmedia còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như: dịch vụ viết bài seo, dịch vụ quản trị web, dịch vụ thiết kế web, dịch vụ mua bán web, dịch vụ backlink, seo tổng thể…