Schema là gì? Khám phá bí mật về Schema để xây dựng Website hiệu quả

Schema là gì?

Theo thống kê sơ bộ, có đến hơn 10 triệu trang web hiện nay đang sử dụng Schema. Xây dựng Schema nhằm mô tả nội dung trang web của bạn với các công cụ tìm kiếm giúp website đạt thứ hạng cao hơn. Có thể nói đây là một trong những xu hướng trong tương lai mà người làm SEO Onpage không thể không biết. Nếu bạn đang làm SEO web thì hãy cùng Xuyên Việt Media tìm hiểu những thông tin cụ thể về Schema là gì trong bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm Schema là gì?

Schema có tên đầy đủ là Schema Markup hay còn được gọi là dữ liệu có cấu trúc. Schema Markup là một loại microdata có thể được thêm vào một trang trên website. Nó ở dạng một đoạn mã code được đánh dấu dữ liệu có cấu trúc và gắn vào các trang web giúp các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Yandex, Bing hiểu rõ hơn về trang web của bạn, dễ dàng phân loại và trả về các thông tin chính xác hơn cho người dùng.

Một website không được gắn Schema sẽ giống như các thông tin được đưa ra nhưng không được đặt trong ngữ cảnh khiến công cụ tìm kiếm khó nhận biết và hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy, Schema có sức ảnh hưởng rất lớn tới website cũng như các công cụ tìm kiếm. 

Sau khi một trang web được gắn Schema, nó sẽ giúp tự động tạo một mô tả xuất hiện cho trang web trong top kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs). Mô tả này tương tự như một đoạn trích ngắn, cao cấp hơn một mô tả điển hình xuất hiện trong kết quả của công cụ tìm kiếm. Nó có thể bao gồm các từ ngữ chi tiết, hình ảnh hay thậm chí là có các tính năng đặc biệt như hộp tìm kiếm ở chế độ chờ.

Với việc áp dụng dữ liệu có cấu trúc Schema cho trang web, các trang của bạn sẽ có được một thứ hạng nổi bật trên top kết quả tìm kiếm, tăng tỷ lệ nhấp chuột. Và việc gắn Schema càng đặc biệt quan trọng trong thời đại mà các thuật toán Google HummingbirdRankBrain hoạt động mạnh mẽ hơn để hướng tới nâng cao trải nghiệm cho người dùng. 

Schema là gì?
Bạn đã hiểu gì Schema Markup?

GÓC GIẢI ĐÁP: Tỷ lệ chuyển đổi của website là gì?

Schema có sức ảnh hưởng như thế nào đến SEO Website?

Thực tế, không có bằng chứng nào cho thấy Schema Markup tác động trực tiếp đến thứ hạng tìm kiếm của các website. Dù vậy, việc đánh dấu dữ liệu lại mang tới rất nhiều lợi ích cho quá trình thực hiện SEO web mà các SEOer chuyên nghiệp có thể nhận thấy. Có thể kể đến những lợi ích của Schema như sau:

Làm tăng trải nghiệm truy cập cho người dùng

Các đoạn dữ liệu có cấu trúc Schema sẽ giúp website của bạn trở nên thu hút và cung cấp nhiều thông tin hữu ích hơn. Ví dụ đơn giản như việc người dùng tìm kiếm thông tin một sự kiện mà họ muốn tham gia, Schema sẽ giúp hiển thị các website có thông tin về thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện,… 

Qua đó, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm được thông tin mà họ muốn hơn, nhanh chóng tìm được chính xác thông tin mà họ mong muốn. Và website cũng trở nên thu hút, cấp những thông tin cần thiết cho người dùng. Đồng thời cũng giúp tăng lượng truy cập website, tăng tỷ lệ nhấp chuột CTR của khách hàng.  

Hiện nay, trong kết quả tìm kiếm ngày càng có nhiều loại Schema tương ứng với các cách hiển thị của website khác nhau. Bởi vậy, nhờ có Schema mà các công cụ tìm kiếm ngày càng được nhiều người dùng đánh giá cao nhờ việc giúp họ nâng cao trải nghiệm thân thiện hơn. 

Giúp bộ máy tìm kiếm hiểu dễ dàng và nhanh hơn

Schema được tạo ra bởi sự kết hợp của bộ 4 công cụ tìm kiếm lớn nhất hiện nay bao gồm: Google, Bing, Yahoo, Yandex. Do đó, khi sử dụng loại dữ liệu có cấu trúc này nghĩa là bạn đã giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn và nhanh hơn về nội dung của từng trang trong website của bạn. 

Khi những nội dung của từng trang trong website được nắm bắt cụ thể thì sẽ được đánh giá cao hơn những trang web không được gắn Schema. Điều này sẽ giúp website của bạn có cơ hội cải thiện được thứ hạng trong top kết quả tìm kiếm tốt hơn.

Schema là gì?
Schema giúp cho Bot Google hiểu nhanh những thông tin mà bạn đang trình bày

Giúp Website nổi bật trong công cụ tìm kiếm

Nội dung của các trang web được gắn Schema có thể sẽ được Google và các công cụ tìm kiếm khách ưu tiên hiển thị trên trang nhất kết quả tìm kiếm. Khi đó, trang web của bạn sẽ trở nên nổi bật và nhìn cuốn hút hơn trong công cụ tìm kiếm so với những trang chứa thông tin khác.

Với những ảnh hưởng trên của Schema thì chắc chắn rằng những ai đang làm SEO đều nên ứng dụng ngôn ngữ đánh dấu dữ liệu có cấu trúc này vào website của mình. 

THÔNG TIN HỮU ÍCH: Vai trò của Semantic Keyword trong SEO

Các cấu trúc Schema phổ biến hiện nay

Các dạng cấu trúc Schema hiện nay đều được cập nhật tại thư viện schema.org. Mỗi loại Schema sẽ có cấu trúc riêng phù hợp với từng đối tượng như: thông tin về 1 người, 1 doanh nghiệp, 1 công thức nấu ăn, 1 bộ phim ảnh, 1 tác phẩm nghệ thuật,… Và dưới đây là 6 dạng cấu trúc Schema phổ biến mà bạn không thể bỏ qua bao gồm:

Schema Product 

Đây là dạng Schema dữ liệu có cấu trúc của sản phẩm, giúp công cụ tìm kiếm cung cấp thông tin về sản phẩm của bạn như giá, lượng hàng có sẵn, xếp hạng sản phẩm,… ngay trong kết quả tìm kiếm. 

Bạn cần sử dụng mã đánh dấu cho một sản phẩm cụ thể, chứ không phải đánh dấu cả một danh mục sản phẩm. Ví dụ: “balo leo núi trong cửa hàng của chúng tôi” không phải là một sản phẩm cụ thể

Mã đánh dấu Product Schema cần đảm bảo bảo theo nguyên tắc sau: 

  • Khi muốn hiển thị thông tin hình ảnh trong trình xem hình ảnh chi tiết bạn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các thuộc tính: name, image, price, and priceCurrency.
  • Khi muốn “show” các thông tin của sản phẩm ở phần Mục liên quan, hãy cho Google đầy đủ các thông tin về image, price, priceCurrency, and availability.
Schema là gì?
Schema sản phẩm đòi hỏi bạn cần phải cung cấp đủ thuộc tính theo yêu cầu hiển thị

Schema Local Business – Doanh nghiệp địa phương

Cấu trúc Schema Local Business được áp dụng với các trang web thông tin về doanh nghiệp trên công cụ tìm kiếm Google hoặc thông qua Google Maps. Kết quả tìm kiếm có thể hiển thị thẻ Sơ đồ tri thức, trong đó có chứa các chi tiết về một doanh nghiệp phù hợp với thông tin người dùng tìm kiếm. Thông qua Schema, bạn có thể cung cấp cho Google biết về giờ làm việc, số điện thoại liên lạc, các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp, bài đánh giá doanh nghiệp,… 

Những thông tin này sẽ giúp cho người dùng biết được vị trí chính xác công ty của bạn ở đâu, khách hàng đánh giá như thế nào, hoặc thời gian làm việc của doanh nghiệp để khách hàng chủ động hơn trong việc tìm đến bạn khi cần thiết.

TIN LIÊN QUAN: Những lý do nên cài đặt Google My Business

Schema là gì?
Dữ liệu cấu trúc vị trí giúp định vị doanh nghiệp trên bản đồ tìm kiếm

Schema Article – Bài viết 

Các trang tin tức, blog, tin thể thao có thể tăng cường mức hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google bằng việc thêm Schema vào. Các tính năng nâng cao có thể kể đến như: vị trí trong băng chuyền Tin hàng đầu, theo phân loại nội dung, câu chuyện bằng hình ảnh và các tính năng kết quả định dạng như hình ảnh lớn, văn bản tiêu đề,… 

Việc xuất hiện theo Schema Article giúp bài đăng của bạn trở nên nổi bật hơn trong công cụ tìm kiếm, thu hút được lượt người dùng ghé thăm nếu tiêu đề và cả hình ảnh thật sự thu hút. 

Schema là gì?
Schema bài viết thường sử dụng cho các trang báo thương mại điện tử

Schema Breadcrumb

Dữ liệu có cấu trúc Schema Breadcrumbs cho biết vị trí của trang trong hệ thống phân cấp cấp trang web. Nó giúp cho người dùng hiểu rõ và khám phá trang web chính xác, hiệu quả. Người dùng có thể di chuyển lên cấp trên cùng một hệ thống phân cấp, lần lượt từng cấp một bắt đầu từ breadcrumb cuối cùng của đường dẫn đó.

Để chỉ định breadcrumb, hãy xác định 1 thuộc tính BreadcrumbList có chứa tối thiểu 2 List Items. Trong đó phải bao gồm các thuộc tính bắt buộc để nội dung của bạn đủ điều kiện hiển thị kèm theo breadcrumb.

TÌM HIỂU NGAY: Breadcrumb là gì

Schema là gì?
Ví dụ về Schema Breadcrumbs

Schema FAQ – Hỏi đáp

Các trang web hỏi đáp sẽ chứa dữ liệu định dạng một câu hỏi kèm theo một câu trả lời. Đối với nội dung câu hỏi và câu trả lời, bạn có thể đánh dấu dữ liệu bằng các loại Question và Answer và QAPage trên schema.org

Các trang được đánh dấu đúng cách sẽ đủ điều kiện hiển thị trên kết quả tìm kiếm. Kết quả nhiều định dạng này sẽ  giúp trang web của bạn tiếp cận đúng người dùng. Ví dụ về kết quả mà bạn có thể thấy cho cụm từ tìm kiếm “Làm cách nào để tháo sim Iphone?”, nếu trang của bạn được đánh dấu là chứa câu trả lời cho câu hỏi đó thì là đủ điều kiện. 

Schema là gì?
Dữ liệu có cấu trúc dạng hỏi đáp giúp người dùng hiểu rõ hơn về doanh nghiệp cũng như thông tin mà bạn đang cung cấp

Schema Recipe – Công thức nấu ăn 

Dạng cấu trúc Schema này sẽ giúp người dùng tìm thấy công thức mà trang web đưa ra bằng cách sử dụng dữ liệu có cấu trúc để Google biết được công thức đó. Khi bạn cung cấp thông tin như thời gian nấu, chuẩn bị, thông tin dinh dưỡng, điểm xếp hạng của người đánh giá, Google có thể hiểu rõ hơn và hiển thị công thức đó cho người dùng. Công thức có thể xuất hiện trong kết quả của cả mục Google Tìm kiếm và Google Hình ảnh.

Schema là gì?
Ví dụ về dữ liệu có cấu trúc loại Schema Recipe

Cách kiểm tra website đã có cấu trúc Schema hay chưa?

Hiểu được lợi ích của việc sử dụng dữ liệu có cấu trúc trên Website, chắc hẳn bạn đang “nóng hừng hực” và muốn tạo ngay Schema cho web của mình đúng không nào? Nhưng, khoan vội đã hãy kiểm tra xem Website của mình đã có Schema Markup hay chưa nhé! Các bước kiểm tra siêu đơn giản, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

  • Đầu tiên, hãy truy cập vào công cụ hỗ trợ kiểm tra của Google, bằng cách nhấn vào đây
  • Sau đó tại khung tìm nạp URL bạn hãy nhập vào địa chỉ Website cần kiểm tra → nhấn nút Chạy thử nghiệm. Chờ trong giây lát để hệ thống kiểm tra nhé!
Schema là gì?
Nhập URL cần kiểm tra Schema Markup vào khung truy vấn

Kéo xuống dưới và tìm đến mục valueRequired → Nếu có thông báo TRUE tức Website của bạn được cài đặt dữ liệu cấu trúc. Chẳng hạn như hình sau đây: 

Schema là gì?
Kiểm tra và đọc kết quả từ hệ thống

Cách thêm Schema Markup vào Website đơn giản nhất

Schema Markup có thể thêm vào các trang web bằng 2 cách chính. Đối với những bạn hiểu rõ về code thì việc thêm Schema sẽ công phu và đòi hỏi kỹ năng chuyên môn hơn. Đừng lo nếu bạn không phải dân chuyên IT thì hãy tham khảo 2 cách thêm Schema vào website đơn giản dưới đây: 

Thêm Schema bằng plugin

Phần lớn các trang web đều tập trung và được cài đặt một chủ đề nhất định. Vậy nên bạn có thể không muốn thay đổi chủ đề sẵn có chỉ để thêm Schema Markup. Thật may rằng có những plugin bạn có thể sử dụng để thêm đánh dấu Schema vào trang web WordPress mà không phải đổi chủ đề web. Có 1 số tùy chọn sau:

Plugin Schema

Plugin Schema có một số tính năng hữu ích như cho phép nhiều loại Schema khác nhau trên cơ sở từng loại hoặc theo từng bài đăng và có khả năng tương thích với các loại bài tùy chỉnh. Và để tận dụng lợi thế của việc đánh dấu mà bạn đã sử dụng thì nó cũng sẽ hoạt động với các plugin khác được cài đặt, bao gồm các plugin SEO. Plugin này sử dụng định dạng dữ liệu được liên kết nhẹ (JSON-LD). 

Cách thiết lập plugin Schema như sau: 

  • Vào Plugins → chọn Add New và tìm kiếm cho Schema→ Click Install → chọn Activate
  • Sau khi plugin được kích hoạt, tới Schema → Cài đặt để bắt đầu thêm Schema Markup vào trang web bạn cần áp dụng. 

Schema Pro Plugin

Đây là plugin sở hữu nhiều tính năng nâng cao bao gồm:

  • Hỗ trợ nhiều loại dữ liệu;
  • Tự động hóa hoàn toàn để dữ liệu cấu trúc Schema Markup được thêm vào các bài đăng trong trang mới và trang hiện có.;
  • Hỗ trợ cho các loại bài tùy chỉnh, phân loại và lưu trữ dữ liệu;
  • Khả năng mở rộng và thêm đánh dấu.

Một số loại Plugin khác

Dữ liệu có cấu trúc Schema Plugin và Schema Pro Plugin không phải là các plugin duy nhất để bổ trợ thêm schema.org vào trang web của bạn. Ngoài ra, còn một số plugin bổ trợ khác mà bạn có thể sử dụng để tạo dữ liệu cấu trúc cho website như:

  • WP SEO Structured Data Schema
  • WP SEO Structured Data Schema
  • Markup (JSON-LD) structured in schema.org
  • Schema App Structured Data
  • All In One Schema Rich Snippets
  • Schema and Structured Data for WP & AMP
  • WPSSO Schema JSON-LD Markup
  • WP Review
  • SEOPress
Schema là gì?
Hướng dẫn cách tạo Schema Markup cho website đơn giản nhất

Thêm Schema thủ công

Một cách khác giúp bạn thêm Schema Markup vào website đơn giản là thêm thủ công mà không cần plugin. Cách làm này có ưu điểm của việc không thêm mã nhưng sẽ tốn công sức hơn.

Ví dụ, nếu bạn có tệp loop – single.php xuất ra các bài đăng đơn lẻ thì tệp có thể gồm đoạn mã sau đây:

<article id=”post-<?php the_ID(); ?>” <?php post_class(); ?>>

 <h2 class=”entry-title”><?php the_title(); ?></h2>

 <?php if ( has_post_thumbnail() ) { ?>                            

  <?php the_post_thumbnail( medium, array(

   ‘class’ => ‘left’,

   ‘alt’      => get_the_title()

  ) );

 ?>                  

 <?php } ?>

 <section class=”entry-content”>

  <?php the_content(); ?>

 </section>

</article>

Cách sửa đoạn mã Schema trên như sau:

<article itemscope itemtype =”http://schema.org/Article” id=”post-<?php the_ID(); ?>” <?php post_class(); ?>>

 <h2 itemprop=”name” class=”entry-title”><?php the_title(); ?></h2>

 <?php if ( has_post_thumbnail() ) { ?>                            

  <?php the_post_thumbnail( medium, array(

   ‘class’ => ‘left’,

   ‘alt’      => get_the_title()

  ) );

  ?>                  

  <?php } ?>

 <section itemprop=”articleBody”>class=”entry-content”>

  <?php the_content(); ?>

 </section>

</article>

Bạn có thể thêm nhiều hơn vào đoạn mã trên. VD, vào hình ảnh nổi bật. Sau đó tìm hiểu các loại mặt hàng và thuộc tính áp dụng cho nội dung của bạn trên trang web Schema.org. Tiếp theo, bạn cần thêm đánh dấu có liên quan vào từng tệp mẫu hoặc bao gồm các tệp trong chủ đề trang web của bạn, bao gồm cả tệp header.php.

Khi bạn đã hoàn thành, nó sẽ tự động được thêm vào mỗi trang một tệp mẫu đó. Trong trường hợp bạn cần thêm. Bạn có thể sao chép, đổi tên các tệp hiện có và thêm Schema markup bằng cách thêm các tệp mẫu bổ sung vào các loại bài đăng có sử dụng tệp cao hơn trong cấu trúc phân cấp.

XEM THÊM: Dịch Vụ PR Thương Hiệu toàn diện trên Internet có gì?

Kết luận 

Trên đây là những thông tin chi tiết về Schema là gì mà Xuyên Việt Media muốn gửi đến các bạn SEOer. Hy vọng, bạn đã hiểu thêm về một cách giúp cải thiện thứ hạng website, tăng lượng truy cập và tiếp cận người dùng hiệu quả. Nếu có thêm các thông tin bổ ích khác, hãy chia sẻ cùng Xuyên Việt Media nhé! 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *