Sở tư pháp là gì ? Khái niệm tư pháp được hiểu như thế nào ?

sở tư pháp là gì

Tư pháp là Theo thuyết tam quyền phân lập, tư pháp là một trong ba quyền của quyền lực nhà nước: lập pháp (làm pháp luật, ban hành pháp luật);hành pháp (thi hành pháp luật) và tư pháp (giữ gìn, bảo vệ pháp luật, xử lý các việc vi phạm pháp luật). Vậy sở tư pháp là gì thì cùng chúng tôi đi tìm hiểu thêm bài viết dưới đây nhé.

sở tư pháp là gì
Hệ thống cơ quan sở tư pháp là gì?

Định nghĩa sở Tư pháp

Tư pháp là Theo thuyết tam quyền phân lập, tư pháp là một trong ba quyền của quyền lực nhà nước: lập pháp (làm pháp luật, ban hành pháp luật);hành pháp (thi hành pháp luật) và tư pháp (giữ gìn, bảo vệ pháp luật, xử lý các việc vi phạm pháp luật). Theo quan điểm của nhà nước Việt Nam, tư pháp chỉ công việc tổ chức giữ gìn, bảo vệ pháp luật.

Tư pháp với nghĩa pháp lí chung nhất, tư pháp được quan niệm như là một ý tưởng về một nền công lí, đòi hỏi việc giải quyết những tranh chấp xảy ra trong xã hội phải đúng pháp luật, phù hợp với lẽ công bằng, bảo đảm lòng tin của nhân dân và xã hội vào pháp luật, góp phần duy trì trật tự pháp luật, bảo đảm sự an toàn pháp lí cho cá nhân, sự ổn định và phát triển của xã hội

Xét theo khía cạnh thể chế nhà nước, ở các nước thực hiện nguyên tắc phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước, thì tư pháp được hiểu là một trong ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó quyền tư pháp được hiểu đồng nghĩa với quyền xét xử chỉ do tòa án thực hiện. Vì vậy, ở các nước này, nói đến cơ quan tư pháp tức là nói đến toà án.

Ở nước ta, quyền lực nhà nước thống nhất nhưng có sự phân công và phối hợp giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Như vậy, quyền tư pháp là một trong ba quyền hợp thành quyền lực nhà nước, được hiểu là hoạt động xét xử của các toà án và những hoạt động của cơ quan nhà nước khác trực tiếp liên quan đến hoạt động xét xử của tòa án như điều tra, truy tố, bổ trợ tư pháp nhằm bảo vệ chế độ, pháp chế xã hội chủ nghĩa, lợi ích hợp pháp của công dân, tôn trọng và duy trì công lý. Để thực hiện quyền tư pháp đó, hệ thống cơ quan tư pháp Việt Nam bao gồm: toà án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án và các tổ chức tư pháp bổ trợ (như luật sư, công chứng, giám định tư pháp, tư vấn pháp luật…). Trong đó, toà án nhân dân là nơi biểu hiện tập trung quyền tư pháp, sử dụng công khai các kết quả của hoạt động điều tra, công tố, bào chữa, giám định tư pháp thông qua các thủ tục tố tụng do luật định để đưa ra phán quyết cuối phạm thuộc chương “Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh” của Bộ luật hình sự năm 1999, cùng thể hiện quyền lực nhà nước, Hoạt động xét xử của tòa án nhân dân cũng là nơi thể hiện chất lượng hoạt động và uy tín của hệ thống cơ quan tư pháp nói riêng và của toàn bộ hệ thống cơ quan nhà nước nói chung (Xf. Hành chính tư pháp; Cơ quan tư pháp).

sở tư pháp là gì
Theo ngữ nghĩa Hán Việt thì tư pháp là trông coi, bảo vệ pháp luật

Cơ quan tư pháp là gì ?

Cơ quan tư pháp (hay hệ thống tư pháp) là một hệ thống tòa án để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp. Theo chủ thuyết tam quyền phân lập, cơ quan tư pháp là phân nhánh chính của một chính thể, có trách nhiệm chính về việc diễn giải luật.

Hệ thống cơ quan tư pháp

Hệ thống cơ quan tư pháp nước ta thời kỳ 1992 đến nay tiếp tục được củng cố và hoàn thiện trên cơ sở kế thừa và phát triển những giá trị và yếu tố hợp lý của hệ thống cơ quan tư pháp các thời kỳ trước đồng thời có những cải biến quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, đặc biệt, sau khi có Hiến pháp năm 1992 sửa đổi tháng 12/2001. Có thể khái quát những điểm mới cơ bản như sau:

  • Đã hình thành hệ thống cơ quan thi hành án dân sự từ trung ương xuống địa phương, bao gồm: Cục quản lí thi hành án dân dự thuộc Bộ tư pháp (ở trung ương); các phòng thi hành án (ở cấp tỉnh) và các đội thi hành án (ở cấp huyện). Đây là điểm mới quan trọng trong quá trình củng cố và phát triển hệ thống cơ quan tư pháp nước ta trong thời kì này.
  • Có sự điều chỉnh đáng kể về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, tổ chức bộ máy và nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp:

Đối với hệ thống tòa án nhân dân, đã thành lập một số toà chuyên trách mới (toà kinh tế, toà lao động, toà hành chính); đã bổ sung hai nguyên tắc mới trong hoạt động xét xử của tòa án nhân dân: Toà án có thể xét xử kín “để giữ bí mật cho các đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ” (Điều 7 Luật tổ chức tòa án nhân dân sửa đổi năm 1993) và nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế (Điều 8 Luật tổ chức tòa án nhân dân sửa đổi năm 1995); bỏ thẩm quyền xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm của TANDTC; chế độ bổ nhiệm thẩm phán đã được áp dụng và thực hiện sự phân cấp: Chánh án tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu và miễn nhiệm; thẩm phán tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức; thẩm phán tòa án nhân dân địa phương do chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của hội đồng tuyển chọn thẩm phán; tòa án nhân dân tối cao quản lí các tòa án nhân dân địa phương về mặt tổ chức..

sở tư pháp là gì
Khái niệm về sở tư pháp là gì?

Tham khảo thêm

Lời kết:

Bên trên bài viết là thông tin chi tiết về sở tư pháp là gì giúp bạn đọc có thêm kiến thức hơn. Còn gì thắc mắc hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp và có những thông tin mới mẻ nhé. Ngoài ra Xuyenvietmedia còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như:  dịch vụ viết bài seo, dịch vụ quản trị web, dịch vụ thiết kế web, dịch vụ mua bán web, dịch vụ backlink, seo tổng thể…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *