Subdomain là gì? Tất tần tật về Subdomain

Subdomain là gì

Bạn có biết Subdomain là gì không? Đối với các chuyên gia về quản trị web thì khái niệm này trở nên quen thuộc. Tuy nhiên nó lại khá xa lạ với nhiều người, trong đó có những người mới bước chân vào lĩnh vực SEOer. Vậy Subdomain là gì? Cách thiết lập và sử dụng như thế nào? Ưu điểm và nhược điểm là gì? Bài viết Xuyên Việt Media sẽ giúp bạn hiểu tất tần tật về subdomain nhé. 

Subdomain là gì? 

Subdomain thường được các chuyên gia gọi là tên miền phụ. Miền phụ hiểu nôm na là một phần bổ sung cho tên miền chính ( còn gọi là miền gốc về cơ bản là tên trang web của bạn).  Tên miền phụ được tạo có vai trò  trong việc tổ chức và điều hướng đến các bất kỳ các phần khác nhau trên trạng web của bạn. 

Bạn có thể tạo một hay nhiều tên miền phụ trên tên miền chính đang có. Trang web được tạo trên tên miền phụ vẫn có đầy đủ các chức năng như trang chính. Hoặc bạn có thể sử dụng một giao diện hoàn toàn mới cho subdomain vừa tạo. 

Cấu trúc của một subdomain bao gồm: 

Phần Sub + dấu chấm + domain chính

Chẳng hạn, xuyenvietmedia.com là domain chính, subdomain được tạo sẽ là subdomain.xuyenvietmedia.com.

Subdomain là gì?
Sự khác nhau giữa domain và subdomain

TÌM HIỂU NGAY: Dịch vụ viết bài SEO chuyên nghiệp giá tốt nhất

Một domain tạo được bao nhiêu subdomain? 

Theo nguyên tắc chung, mỗi domain cho phép bạn có thể tạo vô số các subdomain khác nhau theo mục đích sử dụng của mình. Bạn chỉ cần bỏ ra một khoảng tiền kha khá để mua cho mình một tên miền thật “xịn sò” và sau đó là tạo ra hàng loạt các subdomain xây dựng cho vô vàn các mục đích nhưng vẫn tiết kiệm chi phí. 

Tuy nhiên, để tạo ra được vô số subdomain trên một tên miền chính còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố sau đây: 

  • Cấu hình nơi website chính đăng ký máy chủ
  • Cấu hình của máy chủ DNS nơi tiên miền của bạn đang được lưu trữ. 
  • Giải băng thông mà nhà cung cấp đang chứa DNS hiện tại là bao nhiêu. 
  • Khả năng tương thích SEO như thế nào? Đây là yếu tố quan trọng để quyết định số lượng Subdomain được tạo thành. Bởi khi có nhiều tên miền phụ xuất hiện, khả năng tương thích SEO sẽ càng giảm, dễ gây ảnh hưởng đến website chính. Do đó, hãy cân nhắc trước khi “xuất bản” một subdomain nào đó nhé. 

Mục đích của việc dùng subdomain là gì?

Subdomain, là chìa khóa vạn năng đáp ứng gần như tối đa các yêu cầu của quản trị viên nói riêng hay các doanh nghiệp nói chung. Vậy tên miền phụ thường được ứng dụng như thế nào? 

Dùng cho việc quảng cáo sản phẩm/thương hiệu

Bạn có thể dựa trên tên miền chính đã có để tạo ra nhiều website con hỗ trợ cho việc quảng bá sản phẩm, thương hiệu của công ty. Việc này sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí so với việc sử dụng một website mới. 

Không chỉ thế, việc tạo ra tên miền con còn giúp đồng bộ nhanh những từ khóa, hình ảnh của doanh nghiệp, dễ dàng xử lý khi gặp lỗi. 

Dưới sự hỗ trợ của Subdomain việc tạo ra trang web mới sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng, các chiến dịch quảng cáo hiệu quả được đưa ra. Từ đó giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu nhanh chóng, mang tính bền vững.

Subdomain là gì?
Subdomain được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau

Tách riêng để tạo trang thông tin

Nếu bạn đang cần một trang blog để cung cấp thông tin cho người dùng, nhưng trang thông tin này hướng đến một lĩnh vực hoàn toàn khác với lĩnh vực chính của công ty/doanh nghiệp đang hoạt động thì subdomain sẽ là lựa chọn tối ưu ngay lúc này. 

Hỗ trợ quản lý các trang web trên hệ thống

Cho dù công ty có đang sở hữu đội ngũ quản trị viên hùng hậu nhưng nếu không biết cách sắp xếp sẽ khiến cho công việc ùn ứ và có nhiều sai sót.

Chính vì thế, các doanh nghiệp lớn nên lựa chọn việc tách riêng từng nhóm sản phẩm trên các trang web ra thành nhiều subdomain khác nhau và phân công quản trị. Điều này không chỉ giúp cho việc kiểm soát dễ dàng mà còn hỗ trợ tốt về vấn đề bảo mật cũng như sửa lỗi khi xảy ra sự cố. 

Tiết kiệm chi phí

Đây là một trong những lợi ích của subdomain không thể không kể đến. Như đã đề cập sơ lược ở trên, bạn không cần phải hoàn tất các thủ tục đăng ký tên miền như trước đây, mà chỉ cần dựa vào tên miền chính bạn đã có thể sở hữu cho mình một website phụ tương tự như trang web chính trước đó. 

Điều này giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp đặc biệt là khoản thiết kế web, mua tên miền, mua hosting. 

Tạo các trang web trên nền tảng điện thoại

Trước đây khi chưa có công nghệ thiết kế web responsive thì subdomain sẽ hỗ trợ cho việc tạo trang web dành riêng cho di động. 

Bởi bạn không thể để nguyên cấu trúc của web trên máy tính cho vào hiển thị trên di động, điều này làm mắt mỹ quan cũng như đem đến những trải nghiệm tồi tệ cho người dùng. Chính vì thế, người ta đã nghĩ ra việc dùng tên miền phụ để thiết kế một web độc lập hỗ trợ cho di động. 

Ví dụ, khi bạn sử dụng Facebook trên máy tính sẽ có dạng tên miền Facebook.com, nhưng khi truy cập Facebook bằng trình duyệt web trên điện thoại tên miền được hiển thị là m.facebook.com => Đây chính là subdomain. 

THÔNG TIN THÊM:

Hướng dẫn cách tạo Subdomain chỉ với vài bước đơn giản

Đôi dòng thông tin trên đây chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ về subdomain là gì rồi đúng không nào? Vậy bạn đã sẵn sàng chưa? Nếu rồi thì đừng chờ gì nữa hãy tạo thử cho mình một subdomain ngay nào

Bước 1: Đầu tiên bạn hãy mở công cụ cPanel lên và đăng nhập vào tài khoản quản lý Hosting của bạn. Tại trang chủ chọn vào phần subdomain như hình sau đây: 

Subdomain là gì?
Chọn vào mục Subdomain để bắt đầu tạo

Bước 2: Tiếp theo, hãy nhập vào tên subdomain mà bạn muốn tạo > Nhấn nút Create và chờ trong giây lát. 

Subdomain là gì?
Tiến hành tạo tên miền phụ theo ý muốn

Bước 3: Lúc này hệ thống sẽ hiển thị danh sách gợi ý các subdomain có thể tạo trên domain chính. Để tiện cho việc quản lý các subdomain sẽ được lưu trữ tạo một thư mục. Bạn có thể dễ dàng quản lý thêm hoặc xóa các tên  miền phụ theo ý muốn. 

Subdomain là gì?
Đường dẫn quản lý các subdomain của bạn

Bước 4: Upload source code đã có hoặc tạo một giao diện mới trên subdomain vừa tạo. Thực hiện tùy chỉnh giao diện theo ý muốn của bạn. 

Một số hạn chế khi sử dụng Subdomain

Mặc dù đem đến nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng việc tạo tên miền phụ còn có những hạn chế nhất định mà bạn cần lưu ý trước khi sử dụng như: 

Nên quản lý chặt chẽ các subdomain để tránh tình trạng giả mạo

Khi Subdomain có nguy cơ bị tố cáo thì các tên miền phụ cũng nằm trong vùng nguy hiểm. Thậm chí nếu bị tấn công thì các Domain chính của bạn có thể bị khai trừ vĩnh viễn, trừ khi bạn cung cấp đầy đủ chứng minh rằng bạn không trục lợi nhưng thủ tục này thường sẽ rất rườm rà và mất thời gian của bạn. 

Khó tạo ra hình ảnh thương hiệu nhất quán 

Để trang web sử dụng tên miền phụ đồng nhất với website dùng tên miền chính đòi hỏi bạn cần phải nhất quán giữa hình ảnh và thiết kế giao diện. Tức khi bạn cập nhật một thông tin hay hình ảnh gì đó cho website chính, bạn cần phải cập nhật tương tự như thế trên website phụ.  Đây là một công việc khá mất thời gian nếu công ty/doanh nghiệp của bạn đang thiếu nhân lực. 

Subdomain ảnh hưởng đến SEO 

Trước đây, giữa tên miền phụ và tên miền chính được các trang web tìm kiếm như Google xử lý hoàn toàn tách biệt nhau, bởi chúng coi 2 trang này là các trang web độc lập. Chính vì thế, các quản trị viên tận dụng điều thuận lợi này để tăng khả năng xếp hạng cho hành trình SEO của mình. 

Tuy nhiên, sự cải tiến của các thuật toán Google đã quy định lại rằng Domain và Subdomain được xếp tương đương nhau. Do đó, thứ hạng web sẽ bị ảnh hưởng khi bạn tạo ra quá nhiều tên miền phụ trên domain chính của mình. 

CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM KIẾM: Dịch vụ quản trị Website giá tốt cho doanh nghiệp

Kết luận

Subdomain là một công cụ tuyệt vời giúp phân biệt các vùng trên trang web của bạn một cách chính xác và rõ ràng. Tiết kiệm, tiện lợi, không quá cầu kỳ,.. đó là câu trả lời khi bạn sử dụng Subdomain. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo, bạn không nên sử dụng quá nhiều Subdomain cho trang web của bạn, chúng chỉ phát huy hiệu quả một cách tối đa khi sử dụng vào mục đích nhất định. Hy vọng bài viết trên sẽ trang bị cho bạn những thông tin cơ bản về Subdomain. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *