Mô hình 7P trong Marketing là “kim chỉ nam” đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Mô hình này không chỉ chứng minh được sự hiệu quả của nó tại thị trường thế giới mà còn có cả thị trường Việt Nam. Vậy mô hình 7P Marketing là gì? Để khai phá mô hình này thì mời bạn hãy cùng Xuyên Việt Media xem ngay bài viết bên dưới nhé.
7P trong Marketing là gì?
7P là mô hình Marketing Mix được mở rộng từ mô hình 4P Marketing kinh điển với Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (chiêu thị) được bổ sung thêm ba yếu tố như:
- People(con người): Nhân tố được xếp thứ 5 trong 7P là con người, bao gồm là nhân sự của doanh nghiệp, khách hàng mục tiêu và thị trường mục tiêu.
- Process (quy trình): Đây là nhân tố bao gồm các hoạt động thực hiện sản phẩm, quy trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
- Physical Evidence (cơ sở vật chất): Bao gồm những cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho hoạt động Marketing.
Chuyên gia Marketing E. Jerome McCarthy đã tạo ra được mô hình Marketing 4P vào những năm 1960. Qua nhiều lần đổi mới về sau này đã được mở rộng thêm ba yếu tố để chính thức tạo thành mô hình 7P trong Marketing. Hiện nay mô hình này đã được sử dụng rộng rãi trên thị trường và nhiều trường học kinh tế đã lựa chọn khái niệm mô hình 7P để dạy trong các lớp Marketing cơ bản.
Vai trò của mô hình 7P Marketing là gì?
Mô hình 7P giữ vai trò chiến lược tiếp thị toàn diện nên vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp. Các nhân tố trong mô hình này đồng hành với doanh nghiệp từ quá trình lên ý tưởng cho đến lúc cung cấp sản phẩm trực tiếp đến khách hàng.
Mô hình 7P được xem là một “công cụ” hữu ích giúp cho doanh nghiệp đưa sản phẩm/ dịch vụ của mình đến với khách hàng một cách nhanh chóng. Không những thế mà còn giúp cho doanh nghiệp tiếp cận đến những khách hàng mục tiêu chính xác và xây dựng chiến lược cạnh tranh với các đối thủ trên cùng một thị trường.
Các thành phần trong Marketing 7P
Để phát huy tối đa hiệu quả của mô hình 7P trong các chiến lược Marketing bạn cần hiểu về từng thành phần trong mô hình này. Vậy còn chờ gì nữa, cùng Xuyên Việt Media khai phá thôi nào!
Product (Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ)
Yếu tố đầu tiên trong mô hình 7P chính là sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Muốn xây dựng được một chiến lược Marketing thành công, doanh nghiệp cần phải tập trung vào chất lượng của sản phẩm/dịch vụ, bởi nó mang tính quyết định trong mọi chiến lược Marketing.
Những sản phẩm hay dịch vụ được đưa ra thị trường phải đảm bảo được nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đặc biệt là nhu cầu tiềm ẩn của thị trường để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, vượt trội so đối thủ và dẫn đầu ngành hàng.
THÔNG TIN THÊM:
- Lead là gì?
- Thương hiệu OEM là gì?
Price (Giá trị sản phẩm/hàng hóa)
Định giá sản phẩm là thành phần tiếp theo trong Marketing, bởi giá cả liên quan đến hoạch định tài chính – kế toán và còn liên quan mật thiết tới chiến lược Marketing tổng thể như: Cách định vị ngành hàng, xây dựng chiến lược giá cả cho các gói combo, khuyến mãi để push sales, tăng độ phủ cho phân khúc…
Place ( Kênh phân phối)
Chữ P thứ ba chính là kênh phân phối của sản phẩm hay những nơi khách hàng có thể tiếp cận đến sản phẩm và diễn ra hành vi mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ. Bộ phận này vô cùng quan trọng trong việc doanh nghiệp tiếp cận với thị trường. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều kênh phân phối khác nhau như là trực tiếp cung cấp sản phẩm/ dịch vụ cho người dùng hoặc gián tiếp thông qua người trung gian, nhà phân phối, nhà buôn sĩ…
Promotion (Quảng bá, truyền thông)
Quảng bá sản phẩm là hành động giúp tăng độ nhận diện cho sản phẩm/dịch vụ trong hàng trăm nghìn sản phẩm/dịch vụ hiện có trên thị trường.
Hãy tạo ra một thông điệp riêng biệt dành cho dịch vụ hay sản phẩm mà bạn đang cung cấp, bạn cần tạo một ấn tượng tượng tốt trong tâm trí của khách hàng, làm sao cho sản phẩm/dịch vụ của bạn là một trong những sự lựa chọn ưu tiên của khách hàng khi cần.
Một số hình thức truyền thông cho sản phẩm như: quảng cáo qua TV, báo chí, Internet, radio, OOH, khuyến mãi và quảng bá gián tiếp như PR, truyền miệng.
XEM NGAY: Dịch vụ PR thương hiệu trên báo điện tử
People (Con người)
Con người là yếu tố mới trong mô hình Marketing, để chiến lược Marketing được diễn ra thành công thì yếu tố con người không thể bỏ qua và ngày càng trở thành nhân tố quan trọng. Con người là bộ mặt đại diện cho công ty, thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau trong cùng một doanh nghiệp và khách hàng sẽ đánh giá bộ phận nhân viên tiếp thị trước khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ. Vì vậy các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc tuyển chọn, đào tạo và quản lý con người,…chi phối rất lớn đến thành công hay thất bại của một doanh nghiệp.
Những vai trò của con người trong hoạt động kinh doanh như:
- Nhóm người liên lạc: bộ phận có nhiệm vụ liên hệ với khách hàng, đưa ra chiến lược kinh doanh đồng thời cũng đưa sản phẩm/ dịch vụ đến gần với khách hàng hơn. Vì thế nhóm người liên hệ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong công ty.
- Nhóm người hoạt động biên: Với vị trí thấp hơn nhưng vẫn không kém phần quan trọng, bộ phần này thường xuyên tiếp xúc trực tiếp khách hàng, hiểu rõ được nhu cầu của khách và trực tiếp thực hiện cung cấp sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng.
- Nhóm người tác động: Những người này sẽ không tác động trực tiếp vào khách hàng hay sản phẩm mà tác động vào quy trình thực hiện dịch vụ của doanh nghiệp như nghiên cứu, thực hiện chiến lược Marketing và phát triển dịch vụ mới.
- Nhóm người độc lập: Đảm nhận nhiều chức năng khác nhau trong doanh nghiệp, không tiếp xúc với khách hàng hay thực hiện hoạt động cung cấp sản phẩm.
Process (Quy trình)
Quy trình cung cấp dịch vụ/sản phẩm cần được lên kế hoạch trước và triển khai thực thi theo đúng kế hoạch được đề ra.
Ví dụ như, bạn cung cấp dịch vụ khách sạn và triển khai quy trình nhận phòng như sau: Khách hàng checkin để nhận phòng bằng cách xuất trình giấy tờ cá nhân > Khách hàng tiến hành nhận phòng để sử dụng > Khách hàng trả phòng > Nhân viên kiểm tra phòng > Khách hàng thanh toán và checkout. Quy trình này sẽ được áp dụng cho tất cả các khách hàng sử dụng dịch vụ tại đây, đây là một quy trình mặc định và không thay đổi với bất kỳ đối tượng khách hàng nào.
Việc xây dựng thành công quy trình hoạt động chuyên nghiệp sẽ giúp bạn nâng cao giá trị của thương hiệu, tiết kiệm chi phí quản lý và tạo dựng vị trí vững chắc trong lòng khách hàng.
Physical Evidence (Bằng chứng vật lý hiện hữu)
Chắc chắn rằng, không một ai có mong muốn trải nghiệm nghiệm dịch vụ/sản phẩm mới chỉ bằng cái cảm nhận ban đầu. Tức khi khách hàng mới quyết định lần đầu tìm hiểu sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của bạn là họ đã chấp nhận rủi ro có thể xảy ra, bởi họ chưa biết về giá trị thực mà họ có thể nhận được.
Vậy làm thế nào để giảm bớt “cảm giác lo sợ” này cho khách hàng của mình? Việc của bạn là hãy thể hiện cho khách hàng thấy được những gì họ mua là xứng đáng với giá tiền, cho họ nhìn thấy hình ảnh thật và những đánh giá từ các khách hàng đã qua sử dụng… Đây chính là bằng chứng hiện hữu cam kết với khách hàng rằng sản phẩm/dịch vụ của bạn đang cung cấp là thật sự đúng như quảng cáo.
TÌM HIỂU THÊM: Dịch vụ Training SEO cho doanh nghiệp
Những yếu tố chính ảnh hưởng đến 7P trong Marketing
7P trong Marketing là một mô hình hữu ích giúp doanh nghiệp có thể phát triển kinh doanh thuận tiện hơn và đi đến mục tiêu nhanh chóng. Khi triển khai bạn phải nắm rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình này. Đó là:
- Sản phẩm – Product: Đây là chất lượng dịch vụ, sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp như thế nào?
- Giá cả – Price: Đây là giá cả dịch vụ, sản phẩm bán ra đến tay khách hàng.
- Địa điểm – Place: Sử dụng những kênh cung cấp dịch vụ, sản phẩm cho khách hàng.
- Truyền thông – Promotion: Hình thức áp dụng những chính sách về quảng cáo, truyền thông, hoạt động tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp.
- Con người – People: Doanh nghiệp cần phải đầu tư phát triển về nhân lực, nhân sự, đào tạo chuyên môn để tư vấn mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất.
- Môi trường dịch vụ – Physical: Đây là các yếu tố về cơ sở hạ tầng, điều kiện vật chất kỹ thuật.
- Quy trình – Process: Cần phải đảm bảo tuân thủ quy định của từng phần trong toàn bộ quy trình phát triển thực hiện.
Xem thêm:
Lời kết
Chắc hẳn tới đây các bạn đã hiểu rõ được mô hình 7P trong Marketing là gì rồi đúng không nào? Xuyenvietmedia.com mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn nhanh chóng xây dựng được chiến lược Marketing hiệu quả cho sản phẩm/dịch vụ của mình nhé.