Kiểm toán là gì? Kiểm toán viên làm những công việc gì?

kiem-toan-vien-la-gi

Kiểm toán là gì, đảm nhiệm những công việc gì? Hầu như trong kinh tế, khái niệm chức vụ kiểm toán viên khá quen thuộc. Tuy nhiên, về công việc cụ thể, hay các vai trò của kiểm toán viên với doanh nghiệp thì không phải ai cũng biết. Nếu như bạn đang muốn tìm hiểu sâu hơn về chức vụ này, nghề này, hãy cùng Xuyên Việt Media khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

Kiểm toán là gì?

Có thể hiểu đơn giản, kiểm toán là một quá trình thu thập, đánh giá các chứng từ, bằng chứng liên quan đến các thông tin tài chính đã được cung cấp để đưa ra những đánh giá, báo cáo về sự phù hợp của thông tin đó với các hạng mục được thiết lập.

kiem-toan-vien-la-gi
Kiểm toán là gì?

Kiểm toán tiếng anh là auditor. Đây là chức vụ được cấp chứng chỉ thực hiện các công việc chủ yếu liên quan đến quá trình kiểm toán. Sau khi thực hiện xong, kiểm toán viên sẽ là người lập ra các báo cáo đánh giá trong quá trình thu thập thông tin dữ liệu

Người thực hiện nhiệm vụ kiểm toán được phép hành nghề khi cấp giấy chứng nhận đăng kí hành nghề. 

Vai trò, công việc và chức năng của kiểm toán

Vai trò của kiểm toán

Trong cơ chế kinh tế mới, vai trò của KT ngày càng được thể hiện rõ rệt và đang dần tiếp cần dần với các nguyên tắc, chuẩn mực của kế toán KT các nước. Sự lành mạnh của hệ thống tài chính phụ thuộc nhiều vào chất lượng các thông tin về các hoạt động kinh tế, quản trị kinh doanh do kế toán cung cấp và do KT xem xét, đánh giá.KT ngày càng khẳng định được vai trò của mình đối với các tổ chức, doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước, cụ thể:

  • Đối với cơ quan Nhà nước: KT phản ánh, kiểm soát ngân quỹ nhà nước và sự vận động của toàn bộ ngân quỹ và tài sản quốc gia và hỗ trợ Nhà nước đưa ra các quyết định và các giải pháp để quản lý kinh tế – tài chính hiệu quả
  • Đối với doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế KT ngoài việc thực hiện vai trò kiểm tra, đánh giá các thông tin tài chính – kế toán còn thực hiện công tác tạo lập căn cứ và đưa ra những tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh kịp thời, chính xác về đầu tư và kinh doanh

Công việc của kiểm toán

KT đóng vai trò quan trọng đối với các tổ chức, doanh nghiệp nhằm xác minh tính trung thực và tính hợp pháp của các báo cáo tài chính. KT thực hiện các công việc chính như:

  • Kiểm tra tính đúng đắn, trung thực của các báo cáo tài chính
  • Đưa ra các ý kiến về mức độ hợp lý của các thông tin tài chính – kế toán
  • Tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức về những sai sót đang xảy ra để từ đó gợi ý các biện pháp khắc phục giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

Chức năng của kiểm toán

KT có 2 chức năng chính là xác minh và bày tỏ ý kiến

  • Chức năng kiểm tra và xác nhận (xác minh)

Chức năng xác minh của KT nhằm khẳng định mức độ trung thực của các tài liệu và tính pháp lí của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập báo cáo tài chính. Đây được coi là chức năng cơ bản nhất gắn với sự ra đời và tồn tại, phát triển của hoạt động KT.

  • Chức năng xác minh được thể hiện theo 2 mặt

+ Tính trung thực, đúng đắn của các số liệu

+ Tính hợp thức của các biểu mẫu phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp, đơn vị hoặc tổ chức đó. Các thông tin trước hết sẽ được xác minh qua hệ thống kiểm soát nội bộ, kết quả cuối cùng khi được xác minh sẽ được điều chỉnh để có hệ thống thông tin tin cậy và lập các bảng khai tài chính

  • Chức năng bày tỏ ý kiến
  • Chức năng bày tỏ ý kiến được thể hiện bằng việc đưa ra những ý kiến nhận xét của KT viên về chất lượng và tính hợp lí của các thông tin tài chính, cụ thể: Thực hiện tư vấn cho quản lý nhà nước về việc phát hiện những bất cập trong chế độ tài chính kế toán để từ đó kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, nghiên cứu và hoàn thiện để phù hợp hơn và hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp, đơn vị được KT.

Các loại kiểm toán

cac-loai-kiem-toan
Các loại kiểm toán

Kiểm toán được chia thành 3 loại chính đó là: 

Kiểm toán nhà nước

Kiểm toán nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành theo những quy định của Luật, thường không tính phí. Các doanh nghiệp được kiểm toán là các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước. 

Kiểm toán độc lập

Kiểm toán độc lập được thực thực hiện bởi những kiểm toán viên tại các công ty tư về dịch vụ kiểm toán. Các công ty này thường sẽ tập trung thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và báo cáo tài chính. 

Kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ là các công ty thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của các thành viên trong ban lãnh đạo. Những báo cáo này chỉ mang tính chất nội bộ và không được tin tưởng như kiểm toán độc lập. 

Những công việc chính của kiểm toán viên

nhung-viec-kiem-toan-vien-lam (1)
Những công việc kiểm toán viên làm

Kiểm toán viên sẽ thực hiện các công việc cơ bản đó là: 

  • Thực hiện xác minh về độ trung thực và tính pháp lý của các báo cáo liên quan đến tài chính. 
  • Thực hiện đánh giá số liệu và những thông tin đưa ra ý kiến liên quan đến mức độ trung thực và mức độ hợp lý về thông tin tài chính, kế toán của 1 doanh nghiệp. 
  • Kiểm toán viên là người tiến hành tư vấn cho các quản lý doanh nghiệp và phân tích đánh giá sai sót, điểm mạnh, yếu. Đồng thời, có thể mở ra những cách triển khai mới và có thể hoạt động tốt hơn. 

Những tiêu chuẩn kiểm toán viên cần có

tieu-chuan-cua-kiem-toan-vien
Tiêu chuẩn của kiểm toán viên

Nếu như muốn thực hiện nghề này, kiểm toán viên cần có những tiêu chuẩn nhất định, theo đúng với điều 14 Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12:

  • a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
  • c) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;
  • d) Có Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính.

Đăng ký hành nghề kiểm toán như thế nào?

Khi đã đủ tiêu chuẩn của một kiểm toán viên, bạn đã sẵn sàng để thực hiện các công việc có liên quan đến ngành kiểm toán thì cần nắm rõ việc đăng ký theo Điều 15 của Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 như sau:

  • Phải là kiểm toán viên
  • Phải có thời trang thực tế làm kiểm toán viên – 3 tháng
  • Phải tham gia đầy đủ những chương trình cập nhật kiến thức kiểm toán

Những người có đủ điều kiện quy định sẽ thực hiện đăng ký hành nghề kiểm toán và sẽ được cấp giấy chứng nhận hành nghề theo đúng quy định. Và những người đề nghị cấp giấy hành nghề sẽ phải nộp lệ phí theo đúng quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán sẽ có giá trị khi người được cấp giấy có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian. 

Nghĩa vụ chính của kiểm toán viên là gì?

Kiểm toán viên có những nghĩa vụ nhất định, và cần phải đảm bảo chấp hành đầy đủ những quy định và yêu cầu theo đúng luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12:

  • Đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập
  • Đảm bảo không can thiệp vào các hoạt động khách hàng, được kiểm toán trong toàn bộ quá trình thực hiện kiểm toán. 
  • Kiểm toán có thể từ chối việc phê duyệt nếu cảm thấy các văn bản không đủ đảm bảo tính độc lập và không đủ năng lực chuyên môn theo pháp luật. 
  • Đảm bảo thường xuyên trau dồi kiến thức liên quan đến chuyên môn và kinh nghiệm nghề. 
  • Thực hiện kiểm toán, soát xét hồ sơ hoặc ký báo cáo kiểm toán theo định kỳ.
  • Tuân thủ đầy đủ các Luật, những vấn đề pháp luật nước sở tại trường hợp hành nghề ở nước ngoài. 
  • Đảm bảo chấp hành những yêu cầu về kiểm tra cũng như kiểm soát chất lượng dịch vụ. 
  • Những nghĩa vụ khác theo đúng quy định của pháp luật. 

Xem thêm: COO là gì

Trên đây là những thông tin về kiểm toán viên là gì, những công việc liên quan đến nghĩa vụ và những nhiệm vụ của kiểm toán viên mà bạn có thể tham khảo qua. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có được hình dung rõ ràng hơn về công việc này. 

Tham khảo 1 số dịch vụ hot của Xuyên Việt Media:

Để lại một bình luận