P&L là gì? Đây là một khái niệm quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt lớn trong kinh doanh. Trong bài viết này, Xuyên Việt Media sẽ giúp bạn tìm hiểu đầy đủ thông tin về khái niệm P&L. Với chúng, bạn sẽ có thêm hành trang cho công việc kinh doanh của mình đấy.
Khái niệm P&L là gì?
P&L là gì trong kinh doanh?
P&L vốn là cách viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Profit and Loss. Nó chỉ các khoản lợi nhuận và thua lỗ của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.
Báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ kế toán. Bảng báo cáo này phản ánh tổng hợp tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng loại trong một thời kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Báo cáo còn được sử dụng như một bảng hướng dẫn để xem xét doanh nghiệp sẽ hoạt động thế nào trong tương lai.
Trong kiến thức kinh doanh, khái niệm này được dùng để nói đến các báo cáo tài chính cho phép người xem nắm được hoạt động của doanh nghiệp có lãi hay lỗ. P&L có vai trò đặc biệt quan trọng, giúp người xem hiểu được tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong từng giai đoạn.
Khi nắm được thông tin đầy đủ trong những bản báo cáo kể trên, chủ doanh nghiệp có thể xem xét tình hình cẩn trọng. Từ đó, quyết định xem nên làm gì tiếp theo, chọn hướng đi nào cho doanh nghiệp.
Một số dịch vụ cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp:
P&L Statement là gì?
P&L Statement/ Profit and Statement được hiểu là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nói cách khác, đó chính là báo cáo lãi hoặc lỗ của một doanh nghiệp.
Trong một số trường hợp, P&L Statement còn được sử dụng để chỉ một bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nó là báo cáo tài chính tổng kết, phản ánh cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động, hiệu quả mang lại của công ty trong một kỳ kế toán nhất định.
Thông thường, một bản báo cáo tài chính sẽ có những thành phần sau:
- Bảng cân đối kế toán;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty/ doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính do người tổng hợp trình bày;
Ý nghĩa trong kinh doanh của P&L là gì?
P&L giúp doanh nghiệp lập bảng báo cáo lãi lỗ cho công ty
Thông qua những thông tin chi tiết P&L mang lại, nhân viên chuyên môn có thể lập bảng báo cáo lãi lỗ. Đây là việc cần thiết trong hoạt động quản lý kinh doanh, xây dựng chiến lược, theo dõi nguồn tiền của doanh nghiệp.
Giúp doanh nghiệp cập nhật tình hình, lựa chọn hướng đi phù hợp
Việc nắm được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh là rất quan trọng. Doanh nghiệp thường có một nhóm quản lý thông tin này. Từ đó, dễ dàng đánh giá hiệu quả mang lại của doanh nghiệp trong từng thời điểm, liệu hoạt động của công ty khi đó có khả quan hay không.
Thông qua những đánh giá này, chủ sở hữu có thể tìm kiếm hướng đi mới. Cách thức ở đây chính là phát triển, đẩy mạnh những hoạt động tốt, cải tổ lại bộ máy để xóa bỏ những hoạt động không phù hợp.
Tác động mạnh tới tình hình hợp tác của một doanh nghiệp
Nếu bạn đang không biết nguyên nhân cần tìm hiểu về P&L của đối tác là gì, đây chính là tác dụng của nó. Khi nắm được P&L của đối tác, bạn sẽ biết liệu đó có phải một doanh nghiệp hoạt động tốt. Từ đó, đưa ra quyết định hợp tác làm ăn hoặc không.
>> Một số bài cùng chuyên mục:
Hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm nguyên nhân doanh thu tăng hoặc giảm
Với những báo cáo lãi lỗ, doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt được tình trạng mình đang gặp phải cũng như nguyên nhân của nó. Từ đó, đẩy mạnh những hoạt động có hiệu quả, loại bỏ những hoạt động gây thua lỗ. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng tốt và bền vững hơn.
Ai là người lập báo cáo kinh doanh/P&L Statement của doanh nghiệp?
Thông thường, chịu trách nhiệm làm P&L cho doanh nghiệp sẽ là kế toán hoặc bộ phận tài chính. Những số liệu sẽ được nhân viên tập hợp lại từ những chứng từ, hồ sơ, báo cáo tài chính của mọi bộ phận. Từ đó, tổng kết, thống kê, xử lý và đưa ra một bản báo cáo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp một cách chi tiết nhất.
Nhìn chung, công việc này đòi hỏi khá nhiều kỹ năng chuyên môn. Nếu không có kiến thức đầy đủ về ngành tài chính – kế toán, việc thực hiện công việc này là không hề đơn giản. Chính vì vậy, hầu hết doanh nghiệp đều giao việc lập báo cáo kinh doanh cho bộ phận kế toán.
Hướng dẫn quy trình thực hiện P&L hiệu quả
Nguyên tắc lập báo cáo P&L
Có thể thấy, kết quả kinh doanh của một công ty chính là sự phản ánh rõ ràng nhất về lỗ lãi trong hoạt động của doanh nghiệp. Tất cả những tiêu chí trong báo cáo này đều hướng tới phép tính cuối cùng:
Doanh thu – chi phí = lợi nhuận
Nguyên tắc quan trọng mọi người cần ghi nhớ khi lập báo cáo này chính là thể hiện rõ ràng các doanh thu, phân chia chúng một cách cẩn thận. Thông thường, doanh thu (DT) của một doanh nghiệp sẽ được phân loại như sau:
- DT của hoạt động kinh doanh;
- DT tài chính;
- DT dịch vụ;
- DT có được từ những nguồn thu khác;
Trong bản báo cáo, tuyệt đối không được quên nêu rõ những chi phí đã dùng để đạt được hiệu quả mang lại như vậy. Lợi nhuận doanh nghiệp có được chính là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí cần thiết để thu về khoản lợi đó.
Những thành phần cần có trong báo cáo kinh daonh
- Doanh thu: bao gồm doanh thu bán hàng; doanh thu cung cấp dịch vụ; hoạt động tài chính; chuyển nhượng; cho thuê cơ sở hạ tầng…
- Các khoản giảm trừ doanh thu: Chiết khấu thương mại; giảm giá bán hàng; hàng bán bị trả lại; thuế xuất khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế gtgt…
- Giá vốn bán hàng: Phản ánh chi phí để có nguồn nguyên liệu, hàng hóa hoặc chi phí sử dụng trong sản xuất;
- Lãi hoặc lỗ: Phản ánh chi tiết kế quả hoạt động kinh doanh;
- Các khoản trích lục dự phòng;
Nội dung của một bảng kết quả hoạt động kinh doanh
Một bản báo cáo P&L đầy đủ sẽ được tính toán theo công thức:
Doanh thu thuần từ bán hàng = doanh thu bán hàng – các khoản giảm trừ doanh thu
Những khoản giảm trừ doanh thu thường có của doanh nghiệp như sau:
- Chiết khấu thương mại;
- Giám giá khi bán hàng;
- Giá trị hàng hóa bị hoàn trả;
- Thuế gián thu được tính chi tiết trong giá bán;
Chỉ tiêu lợi nhuận của từng doanh nghiệp sẽ có quy định, cách tính toán khác nhau. Nguyên nhân là mỗi đơn vị có cơ cấu nguồn vốn, tài sản, hoạt động kinh doanh hoàn toàn khác biệt.
Để có thể đảm bảo việc đánh giá, so sánh tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách đúng đắn. Cá nhân/đơn vị quản lý tìa chính cần phải xác định được chỉ tiêu lợi nhuận dựa vào những thông tin sau:
- Những khoản lợi nhuận có được trước khi vay lãi và các khoản thuế – doanh thu thuần bán hàng – giá vốn bán hàng – chi phí bán hàng – chi phí quản lý;
- Lợi nhuận trước thuế từ những hoạt động sản xuất = Những khoản lợi nhuận có được trước khi vay lãi và các khoản thuế – lãi vay vốn phải trả trong kỳ;
- Lợi nhuận sau thuế = lợi nhuận trước thuế x (1 – thuế suất thu nhập doanh nghiệp);
Khi nắm được những thông tin này, bạn có thể phân tích P&L trong kinh doanh một cách chính xác. Đồng thời, việc đọc báo cáo kết quả kinh doanh của một công ty bất kỳ cũng không còn là việc khó khăn nữa.
Bài viết nên xem:
Lời kết
Với bài viết này, Xuyên Việt Media đã giúp bạn biết P&L là gì. Đồng thời, hiểu được ý nghĩa, vai trò cũng như cách cơ bản để thành lập báo cáo tài chính trong kinh doanh. Hy vọng thông tin này giúp ích cho bạn!
Dịch vụ viết bài chuẩn SEO
Dịch vụ chăm sóc website
Dịch vụ đi backlink
Dịch vụ SEO tổng thể
Đăng báo điện tử
Chăm sóc Fanpage