Quản trị rủi ro là phương thức được doanh nghiệp triển khai để việc kinh doanh, hoạt động được ổn định. Nếu bạn chưa hiểu rõ khái niệm và quy trình xây dựng quản lý rủi ro chính xác thì hãy xem bài viết này. Xuyên Việt Media đã bật mí từ A đến Z để bạn hiểu chi tiết về quản trị rủi ro hay được doanh nghiệp áp dụng.
Quản trị rủi ro là gì?
Quản trị rủi ro là việc xác định, đánh giá và ưu tiên hóa rủi ro để giảm thiểu các sự kiện không may. Ngoài ra còn theo dõi và kiểm soát xác suất xảy ra để tối đa hóa việc thực hiện các cơ hội. Mục tiêu của quản trị rủi ro là đảm bảo sự không chắc chắn, sự việc có thể xảy ra sẽ không lệch hướng những hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện khi kinh doanh.
>> Quản trị là gì? Chức năng và vai trò của quản trị
1. Lợi ích của quản trị rủi ro
- Nâng cao nhận thức về rủi ro trong toàn tổ chức.
- Tin tưởng hơn vào các mục tiêu và đường hướng phát triển của tổ chức vì rủi ro đã được đưa vào chiến lược.
- Tuân thủ tốt hơn và hiệu quả hơn các nhiệm vụ theo quy định.
- Cải thiện hiệu quả hoạt động thông qua việc áp dụng nhất quán hơn các quy trình và kiểm soát rủi ro.
- Cải thiện an toàn và an ninh tại nơi làm việc cho nhân viên và khách hàng.
- Tạo ra sự khác biệt cạnh tranh trên thị trường.
2. Thách thức trong quá trình quản trị rủi ro
- Chi phí tăng lên ban đầu, vì các chương trình quản lý rủi ro có thể yêu cầu phần mềm và dịch vụ đắt tiền.
- Việc tăng cường chú trọng vào quản trị cũng đòi hỏi các đơn vị kinh doanh phải đầu tư thời gian và tiền bạc để tuân thủ.
- Đạt được sự đồng thuận về mức độ nghiêm trọng của rủi ro và cách xử lý nó có thể là một bài toán khó khăn, gây tranh cãi và đôi khi dẫn đến tình trạng tê liệt trong phân tích rủi ro.
- Chứng minh giá trị của quản lý rủi ro cho các giám đốc điều hành mà không thể cung cấp cho họ những con số cụ thể là điều vô cùng khó khăn.
Quy trình xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro chính xác
Rủi ro xảy ra khi kinh doanh là yếu tố tiềm ẩn, khó phát hiện và nắm bắt. Để xây dựng được kế hoạch quản trị rủi ro cho doanh nghiệp thật chính xác thì một quy trình bài bản sẽ rất hữu ích. Cụ thể:
Bước 1: Xác định phạm vi rủi ro
Xác định phạm vi rủi ro là bước đầu tiên cần thực hiện bản kế hoạch. Đây là bước khá quan trọng, nó giúp cho doanh nghiệp khoanh vùng được phạm vi ảnh hưởng, dễ dàng tập trung nguồn lực của mình và có những phương án giải quyết kịp thời, phù hợp và đảm bảo hiệu quả.
Để thực hiện xác định phạm vi rủi ro một cách chính xác nhất, doanh nghiệp cần áp dụng tối đa những phương pháp khoa học, có như vật thì những bước tiếp theo trong quy trình quản lý rủi ro mới có ý nghĩa và có thể triển khai được. Những công việc doanh nghiệp cần làm để xác định phạm vi rủi ro đó là:
- Xác định phạm vi quản lý rủi ro.
- Mục tiêu của quản lý rủi ro.
- Lộ trình xử lý rủi ro.
- Các phương pháp giải quyết rủi ro.
- Nhân dạng chính xác các rủi ro.
Khi nhận dạng các rủi ro có thể gặp phải, doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng yếu tố chính sẽ cản trở việc triển khai mà doanh nghiệp đã đề ra. Tất cả rủi ro phát sinh có thể bắt nguồn từ nguyên nhân là pháp luật, khí hậu, vấn đề chính trị hoặc tác động xã hội. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân chủ quan khác là tổ chức bộ máy quản lý, đội ngũ nguồn nhân lực…
Bước 2: Đánh giá mức độ ảnh hưởng từ rủi ro
Bước 2 của quản trị rủi ro đó là đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro sau khi nhận diện. Để đo lường chính xác mức độ ảnh hưởng doanh nghiệp cần quan sát 2 tiêu chí sau:
- Xác suất xảy ra rủi ro.
- Hậu quả nếu phát sinh rủi ro.
Doanh nghiệp nên dựa vào các số liệu thực tế và sự kiện trong quá khứ của doanh nghiệp để có thông tin chính xác nhất khi đánh giá rủi ro.
Bước 3: Giải pháp xử lý rủi ro
Đối với giải pháp xử lý rủi ro, doanh nghiệp có thể áp dụng 4 giải pháp phổ biến, đó là:
- Tránh né.
- Giảm thiểu.
- Kiềm chế.
- Chuyển giao rủi ro
Tính chất, đặc điểm rủi ro ra sao thì nhà quản lý cần cân nhắc để lựa chọn giải pháp phù hợp khi xử lý.
Bước 4: Lập và triển khai kế hoạch quản trị rủi ro
Hệ thống lại tất cả những bước trên đã giúp doanh nghiệp có đủ cơ sở để xây dựng và triển khai một kế hoạch quản trị rủi ro hoàn chỉnh. Từng rủi ro được xác định sẽ có phương án xử lý thích hợp. Trong kế hoạch quản trị rủi ro cần quy định rõ ai là người chịu trách nhiệm quản lý, điều này sẽ đảm bảo kế hoạch quản trị hiệu quả.
Bước 5: Kiểm soát, đánh giá kế hoạch quản trị rủi ro
Trong và sau khi thực hiện kế hoạch quản trị rủi ro, doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm soát tình hình. Người quản lý nên báo cáo tiến độ, hiệu quả đạt được thật chi tiết để doanh nghiệp có sự nắm bắt kịp thời khi có vấn đề phát sinh. Lúc này doanh nghiệp sẽ điều chỉnh kịp thời.
>> Quản trị kinh doanh là gì? Lợi ích, yêu cầu của quản trị kinh doanh
Lời kết
Trên đây Xuyên Việt Media đã tổng hợp thông tin chi tiết về khái niệm, lợi ích của quản trị rủi ro. Chúc bạn nắm được quy trình quản lý rủi ro chính xác để áp dụng cho công ty, doanh nghiệp của mình.