Slogan là gì? Cách sáng tạo Slogan ý nghĩa và thu hút

Slogan là gì?

Hầu hết mọi doanh nghiệp, thương hiệu đều có những khẩu hiệu tiếp thị, Slogan riêng, kết hợp các hình thức quảng cáo nhằm đưa dịch vụ/sản phẩm đến gần hơn với khách hàng, công chúng. Dù Slogan chỉ gói gọn trong cụm từ ngắn, nhưng nó bao hàm rất nhiều ý nghĩa. Vậy Slogan là gì, nó tác động như thế nào đến doanh nghiệp? Ở bài viết này, Xuyên Việt Media sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc này. Đồng thời, chúng tôi cũng chia sẻ tầm quan trọng của Slogan đối với bộ thiết kế thương hiệu và gợi ý cách để tạo một Slogan hay.

Khái niệm Slogan là gì?

Slogan thường là một câu văn, cụm từ rất ngắn gọn, thường sử dụng điệp âm, vần điệu, điệp từ, điệp ngữ cho dễ nhớ, hay từ đa nghĩa, cách chơi chữ,… Nó chứa thông điệp truyền thông của doanh nghiệp, của sản phẩm/dịch vụ, là một thành phần vô cùng quan trọng trong bộ thiết kế thương hiệu. Slogan cần diễn tả được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, giá trị của dịch vụ/sản phẩm, hoặc giá trị trong tương lai. Bên cạnh đó, Slogan cũng cần thể hiện được tính cách, bản sắc và định vị của thương hiệu.

Slogan luôn đồng hành cùng logo và có tác động liên tục đến nhận thức khách hàng. Thông qua đó, họ có thể ghi nhớ, nhận diện thương hiệu một cách nhanh chóng. Slogan nên nổi bật hơn đối thủ, phù hợp với thị trường, vừa gây được tiếng vang và đọng lại trong tâm trí khách hàng.

Slogan là gì?
Bạn hiểu gì về Slogan?

Sự khác nhau giữa Tagline và Slogan là gì?

Cả Slogan và Tagline đều là những cụm từ, câu ngắn gọn. Chúng đều có nhiệm vụ là thu hút sự chú ý của khách hàng, được sử dụng nhiều lần, lặp đi lặp lại trên các thiết kế thương hiệu. Điều này dễ khiến không ít bạn nhầm lẫn. Tuy nhiên, bạn có thể phân biệt Slogan và Tagline qua những điểm khác biệt sau:

  • Mỗi doanh nghiệp/thương hiệu có rất ít hoặc thậm chí chỉ một Slogan hay nhất, nhưng có thể có nhiều Tagline. Slogan mang bản sắc thương hiệu, tạo ra cho mục đích lâu dài. Do đó, việc thay đổi Slogan hiếm khi xảy ra và gần như được xem là điều “tối kỵ” đối với các thương hiệu. Trong khi đó, doanh nghiệp có thể tạo nhiều Tagline tùy chiến dịch tiếp thị của doanh nghiệp.
  • Slogan có tuổi thọ dài hơn Tagline. Cụ thể, Slogan tồn tại lâu dài và khẳng định tính cách, những giá trị thương hiệu theo đuổi, cam kết sẽ mang tới cho khách hàng. Còn Tagline thường sẽ chỉ xuất hiện trong một hoặc một vài chiến dịch quảng cáo. Thông qua đó, thương hiệu sẽ thể hiện định hướng ngắn hạn của mình. Một Slogan hiệu quả sẽ bền vững, có tuổi thọ cao, tồn tại lâu dài trên thị trường cạnh tranh. Thậm chí, nó còn có thể tác động đến phong cách sống của một hay nhiều nhóm đối tượng khách hàng.
Slogan là gì?
Sự khác nhau giữa slogan và tagline là gì?

XEM THÊM:

Tầm quan trọng của Slogan đối với thương hiệu

Ở nội dung này, Xuyên Việt Media sẽ cùng bạn tìm hiểu vai trò của một Slogan là gì đối với doanh nghiệp/thương hiệu. 

Có vai trò quan trọng đối với chiến lược Marketing thương hiệu

Trong các chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp, Slogan cũng có thể là một tagline đóng vai trò dài hạn trọng chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp. Slogan tốt sẽ để lại ấn tượng sâu sắc, ghi đậm dấu ấn thương hiệu trong tâm trí và có thể chiếm lĩnh niềm tin của khách hàng dành cho dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp. Có thể nói, Slogan như một “sứ giả thần kỳ” giúp thương hiệu trở nên ấn tượng, dễ ghi nhớ và đáng tin cậy hơn.

Tạo đòn bẩy và giúp tên thương hiệu được khách hàng yêu mến hơn

Chắc chắn rằng mọi doanh nghiệp đều muốn tên thương hiệu của mình thu hút và nổi bật nhất. Slogan luôn đi kèm và giúp giải thích cụ thể hơn về tên thương hiệu, truyền tải giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Điều này giúp khách hàng hiểu và dễ ghi nhớ hơn. Do đó mà người ta nói rằng Slogan chính là đòn bẩy mạnh mẽ hỗ trợ tên thương hiệu nổi bật và luôn thu hút khách hàng.

Bên cạnh đó, Slogan còn hoạt động như cầu nối giữa thương hiệu với khách hàng. Slogan mang ý nghĩa của tên thương hiệu, giúp tạo ra cảm xúc, kết nối và thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp. Một Slogan thành công sẽ thể hiện sự cam kết của doanh nghiệp đến khách hàng, giúp khách hàng có thiện cảm hơn, từ đó mang tới nhiều lợi ích cho thương hiệu. 

Chạm vào cảm xúc, gây ấn tượng về thương hiệu và tạo cảm giác về dịch vụ/sản phẩm

Slogan thường có cấu trúc đơn giản, ngắn gọn, ý nghĩa, âm tiết có tính vần điệu,… rất dễ đọc, hiểu và dễ nhớ. Điều đó sẽ giúp khách hàng dễ hình dung và ấn tượng hơn và ghi nhớ một các tự nhiên, tình nguyện về thương hiệu. Một Slogan tuyệt vời sẽ chạm được vào cảm xúc của khách hàng, nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu. Đồng thời, nó có thể tạo cảm giác về dịch vụ/sản phẩm cho họ. 

Tạo sự khác biệt giữa các ngành nghề, doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp ở mỗi ngành nghề khác nhau sẽ hướng đến mục tiêu riêng biệt với những sản phẩm/dịch vụ riêng. Slogan sẽ giúp doanh nghiệp/thương hiệu làm rõ được sự khác biệt này. Bên cạnh đó, nó còn nhấn mạnh được những ưu điểm vượt trội, đặc tính riêng của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.

THÔNG TIN THÊM:

Slogan là gì?
Bitis là một trong những thương hiệu giày Việt luôn cho ra đời các slogan đôc đáo

Cách để tạo một Slogan hay ý nghĩa

Việc tạo được một Slogan hay không hề đơn giản. Sáng tạo câu Slogan tuyệt vời, độc đáo sẽ tiêu tốn chất xám của rất nhiều cá nhân trong tập thể. Vậy cách để sáng tạo Slogan là gì? Bạn có thể tham khảo các bước sau đây để đúc rút được kỹ năng góp phần tạo một Slogan thành công nhé.

Tìm hiểu sâu, hiểu rõ về thương hiệu và dịch vụ/sản phẩm

Đây là bước đầu tiên và bắt buộc trước khi bạn sáng tạo một Slogan cho doanh nghiệp/thương hiệu. Slogan thể hiện bản sắc riêng, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp,… Để tạo ra câu Slogan tốt nhất, bạn cần nghiên cứu kỹ về thương hiệu. Đồng thời, bạn cũng phải tìm hiểu đặc điểm nổi bật của sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp đang kinh doanh, nhân khẩu học của khách hàng mục tiêu, phong cách và những các giá trị khác biệt của doanh nghiệp,…

Tham khảo và học hỏi, rút kinh nghiệm từ đối thủ

Hãy học hỏi từ đối thủ để có Slogan độc đáo, tuyệt vời nhất có thể. Bạn nên nghiên cứu câu Slogan của những thương hiệu trong cùng lĩnh vực, ngành nghề, cùng sản phẩm kinh doanh. Đặc biệt, đừng quên tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh lớn của thương hiệu. Qua đó, bạn có thể tìm được những ý tưởng đắt giá, đồng thời tránh trường hợp bị trùng Slogan.

Slogan là gì?
Bí quyết tạo nên các slogan ấn tượng

Định vị thương hiệu của bạn 

Mỗi doanh nghiệp cần phải xác định rõ vị trí của mình, định vị, nhận diện được thương hiệu của chính mình trên thị trường. Có như vậy, bạn mới có thể có tâm thế đúng và tạo nên Slogan phù hợp, phản ánh được tầm ảnh hưởng của thương hiệu bạn đến khách hàng. Thường thì các Agency Marketing sẽ làm tốt công việc này hơn là chủ doanh nghiệp vì các chuyên gia Marketing có sự hiểu biết về định vị thương hiệu rõ ràng hơn.

Tự do sáng tạo và tổng hợp các ý tưởng Slogan 

Bạn không nên bỏ qua bất kỳ ý tưởng nào, kể cả những ý tưởng kỳ lạ, điên rồ nhất. Hãy cùng đồng nghiệp thoải mái thể hiện khả năng sáng tạo Slogan. Sau đó, bạn sẽ tổng hợp tất cả những ý tưởng lại để tránh bỏ sót ý tưởng, biết đâu đó lại là Slogan hiệu quả, hoặc tận dụng được làm Tagline tuyệt vời nhất xuyên suốt quá trình quảng bá cho thương hiệu sau này.

Lựa chọn câu Slogan hay, phù hợp và hiệu quả nhất

Dựa vào những ý tưởng đã tổng hợp, bạn hãy chọn ra câu Slogan hay nhất, phù hợp và có khả năng mang đến hiệu quả marketing tốt nhất. Đừng quên tham khảo ý kiến của nhiều người, thực hiện một cuộc khảo sát (nếu có điều kiện) để xem sau khi nghe Slogan, mọi người liên tưởng đến những gì. Dựa trên ý tưởng ban đầu, những góp ý thu được, bạn có thể điều chỉnh và hoàn thiện câu Slogan cho doanh nghiệp mình.

CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM KIẾM: Dịch vụ viết bài SEO tối ưu content toàn diện

Kết luận 

Hy vọng qua bài viết của Xuyên Việt Media đã giúp bạn đã hiểu Slogan là gì, tầm quan trọng của nó cùng cách tạo câu Slogan hay. Bạn hãy nhớ rằng, câu Slogan nên ngắn gọn, súc tích, dễ đọc, khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt, nó phải thể hiện tính cách và định vị thương hiệu, mang thông điệp tích cực, khơi gợi được cảm xúc của khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *