Trong một số công việc, thang đo Likert có vai trò rất quan trọng. Vậy thang đo này là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào và sử dụng sao cho đúng? Trong bài viết này, hãy cùng Xuyên Việt Media tìm hiểu về thang đo Likert cũng như cách dùng nó chính xác nhất nhé.
Thang đo Likert là gì?
Đây là một loại thang đo một chiều, được sáng tạo ra để thu thập dữ liệu về sự hài lòng, đánh giá của người dùng đối với một sản phẩm, dịch vụ, một mục tiêu nhất định nào đó.
Trong thực tế, người sử dụng thang đo Likert sẽ dùng nó để khảo sát những người được hỏi. Từ đó, nắm được những khía cạnh và quan điểm của người được hỏi về một mục tiêu nhất định nào đó.
Trong thực tế, thang đo Likert có 5 mức độ. Khi trả lời, người được hỏi sẽ dựa trên 5 mức độ hài lòng/ đồng ý tăng dần với từng câu hỏi. Thang này đã được phát triển bởi Rensis Likert – một nhà khoa học xã hội người Mỹ vào năm 1932.
Các cấp độ, mục tiêu trong câu trả lời theo thang đo Likert
Có rất nhiều cách khác nhau để thể hiện thang đo Likert. Khi thiết kế câu hỏi, câu trả lời sẽ có các dạng sau đây để tuân thủ theo thang đo này;
- (1) Strongly Disagree; (2) Disagree; (3) Neutral; (4) Agree; (5) Strongly Agree.
- (1) Hoàn toàn không đồng ý/hài lòng; (2) Không đồng ý/hài lòng; (3) Trung lập/bình thường; (4) Đồng ý/hài lòng; (5) Hoàn toàn đồng ý/hài lòng.
Tuỳ thuộc vào đối tượng của cuộc khảo sát, các câu trả lời có thể được biến thể. Tuy nhiên nó vẫn cần tuân theo dạng trên để đảm bảo tính nghiên cứu và hiệu quả phân tích cuối cùng của khảo sát.
Những biến thể của loại thang đo này
Thang Likert truyền thống sử dụng 5 mức độ để đánh giá sự hài lòng của người được hướng đến cho từng câu hỏi. Tuy nhiên, đi theo sự phát triển này thang đo cũng đã xuất hiện những biến thể khác nhau.
Cùng tìm hiểu đôi chút về chúng nhé:
- Thang đo 8 điểm: Có 8 tuỳ chọn khác nhau;
- Thang đo 4 điểm: Các mức độ của nó là rất không hài lòng/ không hài lòng/ hài lòng/ rất hài lòng;
- Thang đo 7 mức: Bổ sung thêm 2 câu trả lời ở 2 đầu cực của thang đo 5 mức;
- Thang đo Likert 9 mức độ: Nó sẽ bổ sung thêm 2 mức nữa so với thang 7 mức, nằm ở 2 đầu thang.
Ưu/nhược điểm của thang đo Likert là gì?
Ra đời đã lâu, thang đo này vẫn được sử dụng rộng rãi. Cùng tìm hiểu chi tiết về những ưu nhược điểm của chúng nhé.
Đánh giá những ưu điểm của thang Likert
Dễ dàng trả lời
Loại thang đo này giúp người dùng có thể nhanh chóng điền vào từng câu trả lời, không mất nhiều thời gian suy nghĩ. Đặc biệt, nó thể hiện rõ ràng mức độ hài lòng của người được hỏi đối với một chủ thể nào đó.
>> Tìm hiểu về tư duy ngược và lợi ích nó mang lại;
Phù hợp cho những nghiên cứu quy mô khủng
Việc đánh giá này rất đơn giản, dễ hiểu. Chính vì vậy nó mang lại hiệu suất thu thập câu trả lời cao trong những cuộc nghiên cứu thiên về định tính. Bạn có thể thực hiện những cuộc khảo sát có quy mô lớn mà không cần nhiều người, không cần quá nhiều công sức. Đặc biệt các khảo sát này cũng dễ dàng thu hút người tham gia vì không tiêu tốn quá nhiều thời gian thực hiện khảo sát của họ.
Tạo ra các phân phối dữ liệu hiệu quả bậc nhất
Việc đánh giá theo thang Likert giúp người khảo sát dễ dàng tiếp cận được những quan điểm, thái độ của người thực hiện khảo sát đó. Chính vì vậy, thang điểm các mức chi tiết sẽ giúp tạo ra sự phân phối dữ liệu theo từng mức hiệu quả hơn nhiều so với các phương pháp đánh giá khác.
Nhược điểm của thang đo Likert
Không thể đo lường được tất cả ý kiến của người dùng
Bất kỳ một phương pháp đo nào cũng chỉ mang tính tương đối. Do đó, việc khảo sát, đo lường này cũng không thể phản được toàn bộ quan điểm của người trả lời với toàn bộ cuộc khảo sát đó.
Thực tế đã chỉ ra rằng trong một số trường hợp, chúng ta cần nhiều sự lựa chọn hơn trong các câu trả lời. Từ đó, giúp người dùng có thể đưa ra những câu trả lời đa dạng, khách quan nhất có thể.
Đôi khi, kết quả khảo sát theo thang Likert không khách quan
Việc đưa ra lựa chọn theo 5 mức (hoặc các biến thể khác của thang Likert) đôi khi sai lệch. Nguyên nhân là nó còn phụ thuộc vào thái độ của người thực hiện khảo sát đó. Như họ đang vui hay buồn, mức độ quan tâm của họ đến chủ đề đó, sự hiểu biết của họ ra sao… Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp tính chính xác của khảo sát này không đủ để dùng cho các nghiên cứu.
>>> XEM THÊM: Những nguyên tắc quan trọng cần biết khi xuất hoá đơn.
Lời kết
Như vậy, bạn đã hiểu thang đo Likert là gì. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn. Hãy sử dụng thang đo Likert đúng cách, mang lại lợi ích cho công việc của mình nhé. Đừng quên theo dõi Xuyên Việt Media để có thêm những thông tin hữu ích.
Dịch vụ viết bài chuẩn SEO
Dịch vụ chăm sóc website
Dịch vụ đi backlink
Dịch vụ SEO tổng thể
Đăng báo điện tử
Chăm sóc Fanpage