Quản trị thương hiệu là gì?

Quản trị thương hiệu là gì - cùng tìm hiểu nhé

Quản trị thương hiệu là gì? Khái niệm này vẫn khiến nhiều người nhầm lẫn với marketing khi cùng chịu trách nhiệm quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, 2 khái niệm này hoàn toàn khác biệt. 2 vị trí công việc này có những chiến lược, mục đích khác nhau. Và kết quả công việc của họ cũng không hề tương đồng.

Trong bài viết này, hãy cùng Xuyên Việt Media tìm hiểu mọi thông tin liên quan nhé!

Quản trị thương hiệu là gì?

Khái niệm quản trị thương hiệu

Quản trị thương hiệu là công việc có ý nghĩa rất lớn
Quản trị thương hiệu là công việc có ý nghĩa rất lớn

Đây là một quá trình dài nhằm xây dựng lòng tin của người tiêu dùng đối với 1 thương hiệu. Nó không áp dụng với từng sản phẩm mà là với cả thương hiệu. Đây cũng được hiểu là quá trình duy trì chỗ đứng, sức hấp dẫn của thương hiệu trong thị trường có nhiều cái tên cạnh tranh khác.

Một nhãn hàng nổi tiếng ở giai đoạn này, nhưng một thời gian sau lại tụt dốc. Thậm chí, họ còn không thể tiếp cận và thu hút khách hàng được nữa. Vì vậy, việc quản trị thương hiệu là cần thiết để duy trì sức hút, lấy danh tiếng cho thương hiệu.

Nếu không thực hiện tốt công việc này, doanh nghiệp có thể sụp đổ nhanh chóng. Nguyên nhân là do thị trường đang thay đổi từng ngày. Và khách hàng luôn tìm kiếm những cái tên mới, hấp dẫn hơn. Chỉ một chút sơ sẩy, thương hiệu của bạn sẽ bị tụt lại phía sau, không còn bóng dáng trên thị trường nữa.

Sự khác nhau giữa marketing và quản trị thương hiệu là gì?

Marketing tập trung vào việc quảng bá sản phẩm, thương hiệu. Quản trị thương hiệu thì rộng hơn rất nhiều. Nó bao gồm những công việc chính sau đây:

  • Chiến lược marketing;
  • Quản trị rủi ro;
  • Quản trị sự cố;
  • Take care mọi vấn đề liên quan tới sản phẩm, thương hiệu;

Chính vì vậy, bạn cần phân biệt sự khác biệt giữa marketing và quản trị thương hiệu. Từ đó, phân bổ công việc theo chiến lược kinh doanh riêng, mang lại hiệu quả tốt nhất cho từng hoạt động riêng lẻ.

Vì sao các doanh nghiệp đều cần quản trị thương hiệu?

Ý nghĩa của việc quản trị thương hiệu

Mục tiêu của việc này là tăng sức hấp dẫn, duy trì sức hút của thương hiệu
Mục tiêu của việc này là tăng sức hấp dẫn, duy trì sức hút của thương hiệu

Thực tế, công việc quản trị thương hiệu bao gồm rất nhiều phần việc, được kết nối với nhau một cách chặt chẽ. Chỉ khi bạn đảm bảo hoàn thành được mọi công việc, bạn mới có thể xây dựng và duy trì sức hấp dẫn của thương hiệu.

Thương hiệu có rất nhiều sản phẩm khác nhau. Và chính danh tiếng của thương hiệu quyết định sức hút, sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm.

Quá trình xây dựng và quản trị thương hiệu sẽ giúp khách hàng nhớ tới thương hiệu nhiều hơn. Đồng thời, có được lòng tin, yên tâm khi sử dụng các sản phẩm của thương hiệu đó.

Vai trò của quản trị thương hiệu là gì?

Vai trò của hoạt động này là rất lớn. Nó tập trung vào việc duy trì sức hút của thương hiệu, xử lý các rủi ro, sự cố liên quan. Đồng thời, thực hiện các chương trình để nâng cao tầm ảnh hưởng, phủ sóng của thương hiệu.

Có thể khẳng định, quản trị thương hiệu có vai trò rất lớn đối với mọi doanh nghiệp. Chỉ khi thực hiện tốt việc này, doanh nghiệp mới có thể tồn tại bền vững, tăng trưởng doanh số đều đặn.

Những công việc chính trong quản trị thương hiệu

Khi làm quản trị thương hiệu, có rất nhiều công việc cần chú ý. Dưới đây cùng tìm hiểu về những công việc chính nhé.

Quản lý hình ảnh thương hiệu

Local SEO là gì? Cùng tìm hiểu nhé
Hình ảnh thương hiệu trong lòng khách hàng có tốt không

Tăng tính nhận diện, khiến thương hiệu tiếp cận nhiều hơn với khách hàng là điều cần thiết. Do đó, các doanh nghiệp cần chú trọng cách để tăng tần suất xuất hiện của thương hiệu trên thị trường.

Nếu bạn mới bắt đầu với công việc này, hãy trả lời câu hỏi sau để biết việc quản lý hình ảnh thương hiệu của mình có tốt hay không:

  • Thương hiệu được khách hàng nhận thức như thế nào?
  • Hình ảnh được xuất hiện có đúng Guideline đặt ra?
  • Mục tiêu phát triển hình ảnh thương hiệu trên các kênh có đạt được mục tiêu?
  • Có bao nhiêu Feedback chưa tốt về thương hiệu? Giải pháp phù hợp để cải thiện là gì?

Kiểm tra danh mục đầu tư của thương hiệu

Customer Insight không chỉ mang tới lợi ích cho riêng khách hàng
Đừng quên quản trị những danh mục đầu tư một cách cẩn thận

Danh mục đầu tư thường được các doanh nghiệp tạo ra nhằm quản trị thương hiệu con. Một danh mục đầu tư chất lượng của thương hiệu cần có các thông tin sau:

  • Chi phí đầu tư (theo mốc thời gian) là bao nhiêu?
  • Chỉ số ROI là bao nhiêu so với năm ngoái?
  • Mức đầu tư của doanh nghiệp hiện có vượt quá ngân sách dự kiến không? Nguyên nhân là gì?

>> Xem thêm:

Quản lý tiến trình và đo lường hiệu quả

Đừng quên đo lường tiến trình, hiệu quả làm việc
Đừng quên đo lường tiến trình, hiệu quả làm việc

Mục đích của công việc này là nắm bắt giá trị thương hiệu đem lại. Những giá trị này cũng có tác động rất tốt trong phản ánh độ lan tỏa của thương hiệu đến với khách hàng.

Tùy vào từng chiến dịch, các chỉ số đo lường sẽ có kết quả khác nhau. Dưới đây là những chỉ số quan trọng mà bạn nên chú ý:

  • Mục tiêu truyền thông: Mức độ nhận biết thương hiệu;
  • Mục tiêu tiếp cận: Số lượng người thương hiệu tiếp cận được? Phần trăm tương tác? Số lượng phản hồi tích cực/tiêu cực?
  • Mục tiêu kinh doanh: Doanh số/sản lượng thương hiệu so với thị trường? Tốc độ phát triển của thương hiệu trong toàn ngày có đạt được như mong muốn?

Thực hiện quản lý tài sản thương hiệu

Tài sản của thương hiệu là những yếu tố khách hàng, người tiêu dùng có thể trải nghiệm và lưu lại trong trí nhớ. Công việc quản trị thương hiệu của doanh nghiệp cũng cần thực hiện công việc này.

Đừng quên quản lý tài sản thương hiệu thật tốt nhé
Đừng quên quản lý tài sản thương hiệu thật tốt nhé

Quá trình quản lý những tài sản này bao gồm nhiều yếu tố hữu hình. Trong đó, các hoạt động cụ thể sẽ được nhắc tới như sau:

  • Tạo lặp tài sản của thương hiệu;
  • Tạo ra một hệ thống lưu trữ tài sản thương hiệu;
  • Hướng dẫn truy cập hệ thống, cách sử dụng cho các nhóm làm việc;
  • Kiểm tra tài sản định kỳ để tiến hanh thay đổi, sửa chữa khi cần thiết;
  • Bảo vệ những yếu tố tạo thành thương hiệu, giữ gìn hình ảnh thương hiệu;

Quản lý giá trị của thương hiệu

Trên thị trường, có rất nhiều bẫy cạnh tranh giá. Chỉ một chút bất cẩn, thương hiệu có thể vướng vào những bẫy này và khiến mọi thứ sụp đổ. Cách tốt nhất giúp bạn quản lý giá trị của thương hiệu trên thị trường như sau:

  • Nắm được ý kiến của khách hàng;
  • Kiếm tra hướng đi, hướng phát triển của thương hiệu;
  • Bảo đảm lợi ích thương hiệu;
  • Theo dõi và quan sát mức cạnh tranh;
Thực hiện Local SEO giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội thu hút khách hàng hơn
Mục tiêu của mọi việc là tăng giá trị của thương hiệu

>> Xem thêm:

Lời khuyên dành cho bạn

Có thể thấy, việc quản trị thương hiệu không hề đơn giản. Nó cũng bao gồm nhiều công việc khác nhau, cần được liên kết chặt chẽ.

Chính vì vậy, doanh nghiệp nên làm việc với những đơn vị chuyên nghiệp. Hoặc xây dựng một đội nhóm quản trị chuyên nghiệp để mang lại hiệu quả cao.

Một số dịch vụ hữu ích cho quản trị thương hiệu mà bạn nên tham khảo:

Đây là việc đầu tiên bạn cần làm
Hãy liên hệ với Xuyên Việt Media để được hỗ trợ quản trị thương hiệu nhé

Hy vọng bài viết quản trị thương hiệu là gì mang lại thông tin hữu ích với bạn. Trong trường hợp có điều gì băn khoăn, hãy liên hệ với Xuyên Việt Media để được tư vấn và hỗ trợ nhé. Chúng tôi sẽ giúp bạn quản trị thương hiệu một cách hoàn chỉnh để mang lại hiệu quả thật cao.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *