Cách vẽ sơ đồ tư duy bằng tay

Cách vẽ sơ đồ tư duy bằng tay

Cách vẽ sơ đồ tư duy hiện đang được rất nhiều người sử dụng như là một phương pháp ghi chu và tận dụng khả năng hình ảnh của não bộ giúp bạn tăng khả năng ghi nhớ. Dưới đây, Xuyên Việt Media sẽ hướng dẫn bạn vẽ sơ đồ tư duy bằng tay đơn giản nhưng độc đáo và sáng tạo nhé!

1. Ý nghĩa Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy, tiếng anh gọi là Mindmap, được coi là công cụ vạn năng cho bộ não, là phương pháp ghi chú sáng tạo các ý tưởng bằng cách sử dụng từ ngữ ngắn gọn và hình ảnh sinh động giúp bộ não con người tiếp cận và ghi nhớ thông tin nhanh hơn, nhớ lâu hơn. 

Một sơ đồ tư duy khoa học giúp bạn tiếp cận và ghi nhớ thông tin tốt hơn
Một sơ đồ tư duy khoa học giúp bạn tiếp cận và ghi nhớ thông tin tốt hơn

Một sơ đồ tư duy bao gồm các phần: chủ đề chính ở vị trí trung tâm, xung quanh là các nhánh nhỏ hơn để chỉ các nội dung, hình ảnh phát triển từ chủ đề chính. 

>> Thẻ đen là gì? Đặc quyền khi sử hữu thẻ đen là gì?

2. Lợi ích của việc xây dựng sơ đồ tư duy

  • Đem đến cho người xem một cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề đang được đề cập đến. Thông qua sơ đồ tư duy, người xem có thể ngay lập tức ghi nhớ được các chi tiết như nội dung chính, các vấn đề xung quanh và các yếu tố trong từng vấn đề cụ thể.
  • Liên kết các thông tin với nhau một cách có hệ thống: điều này rất tốt cho não bộ có thể giúp bạn ghi nhớ được nhiều thông tin, hình ảnh liên quan một cách nhanh chóng và khoa học nhất.
  • Kích thích não bộ tư duy: quá trình xây dựng sơ đồ tư duy đẹp sẽ yêu cầu não bộ bạn phải vận dụng rất nhiều kiến thức từ cách hình hóa thông tin văn bản, cách thể hiện bằng biểu tượng, sử dụng màu sắc, cách liên kết các thành phần trong sơ đồ… kích thích não bộ của bạn phải tư duy nhiều.
  • Nâng cao chất lượng công việc và học tập: các sơ đồ tư duy dù trong quá trình vẽ hay đã xây dựng xong đều kích thích bạn phải động não, giúp bộ não của bạn có khả năng tư duy thông minh hơn, điều này là rất tốt cho việc nâng cao chất lượng, hiệu suất công việc và học tập của bạn.
  • Kích thích sự sáng tạo của não bộ: việc phải động não nên thể hiện sơ đồ tư duy như thế nào là tốt nhất, sử dụng màu sắc thế nào, sử dụng hình ảnh, biểu tượng nào phù hợp sẽ kích thích bạn sáng tạo hơn, linh động hơn.
Xây dựng sơ đồ tư duy giúp bạn nâng cao công việc và học tập
Xây dựng sơ đồ tư duy giúp bạn nâng cao công việc và học tập

3. Cách vẽ sơ đồ tư duy đầy độc đáo và sáng tạo bằng tay

Lập sơ đồ tư duy là cách hiệu quả để ghi chú thông tin, ý tưởng. Sơ đồ tư duy không chỉ thể hiện các thông tin, mà còn giúp chúng ta nhận biết được cấu trúc tổng thể, mức độ quan trọng của những phần nội dung riêng lẻ và kết nối các ý tưởng với nhau. 

Vẽ sơ đồ tư duy bằng tay là cách thuận tiện nhất mà ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên, để mang đến hiệu quả học tập, ghi nhớ thông tin tốt nhất thì khi vẽ sơ đồ tư duy bạn cần có những lưu ý:

3.1 Chuẩn bị các dụng cụ cần để vẽ sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy là bản vẽ có màu sắc, hình ảnh phong phú, nên cần có những dụng cụ thiết yếu sau đây:

  • Giấy (khổ lớn hoặc nhỏ tùy thuộc vào nội dung và mục đích ghi chép)
  • Bút màu (nhiều màu), tốt nhất dùng bút dạ để tiện ghi chép và tô vẽ các nhánh, hình dạng
  • Sách, tài liệu về nội dung, chủ đề cần làm sơ đồ tư duy
Cần chuẩn bị những dụng cụ thiết yếu để vẽ sơ đồ tư duy
Cần chuẩn bị những dụng cụ thiết yếu để vẽ sơ đồ tư duy

3.2 Vẽ sơ đồ tư duy sáng tạo mà đơn giản bằng tay

Cách vẽ sơ đồ tư duy bằng tay của các vấn đề, các nội dung, các môn học,… sẽ có đôi chút khác nhau, tuy nhiên về cơ bản sẽ trải qua các bước dưới đây: 

  • Xác định đề tài, chủ đề của sơ đồ tư duy: Viết hay vẽ chủ đề lớn ở vị trí trung tâm tờ giấy và vẽ vòng bao xung quanh. Sử dụng màu vẽ nổi bật đề tài, hình ảnh rõ nét hoặc nếu dạng từ khóa thì cô đọng, ngắn gọn, viết cỡ chữ lớn.
  • Vẽ các mỗi ý lớn phát triển từ chủ đề chính: Tìm kiếm các ý quan trọng từ chủ đề chính. Vẽ đường phân nhánh xuất phát từ chủ đề ở trung tâm nối với từng ý.
  • Phát triển sơ đồ tư duy bằng cách mở rộng các nhánh nội dung: Từ mỗi ý lớn, vẽ tiếp tục các đường nhánh tới các ý phụ bổ sung cho ý đó. Tiếp tục mở rộng các phân nhánh chi tiết cho các ý phụ đó. Phát triển chi tiết sơ đồ đến khi triển khai chi tiết nhất chủ đề. Lưu ý, các ý phát triển từ nhánh phải có nội dung chung hướng đến chủ đề chính của sơ đồ.
  • Vẽ thêm hình minh họa và hoàn thiện sơ đồ: Sau khi hoàn thành các nội dung và hình ảnh thể hiện ý tưởng của chủ đề chính, bạn cần thêm các màu sắc, hình vẽ minh họa để dễ hiểu, dễ ghi nhớ kiến thức. Các hình ảnh, cảm xúc,… tác động tốt đến não bộ giúp ta ghi nhớ lâu hơn.
Cách vẽ sơ đồ tư duy bằng tay đơn giản mà sáng tạo
Cách vẽ sơ đồ tư duy bằng tay đơn giản mà sáng tạo

Bên cạnh cách vẽ sơ đồ tư duy bằng tay, thì hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ thiết kế sơ đồ tư duy. Bạn có thể vẽ sơ đồ trên Word, Photoshop hay các phần mềm Mindmap chuyên biệt,…

>> Định luật Murphy là gì? Nguồn gốc của đình luật Murphy

Lời kết

Mong rằng với những hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy bằng tay trên đây, mà Xuyên Việt Media chia sẻ sẽ giúp bạn sở hữu cách ghi nhớ thông tin hiệu quả. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, hãy theo dõi website nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *