Logistics Là Ngành Gì – Phân loại Logistics theo quá trình hay 2022

Logistics là một trong những ngành “dịch vụ hậu cần”, được hiểu đơn giản là quá trình chuẩn bị hàng hóa, sắp xếp, đóng gói, kẻ kí mã hiệu và bảo quản hàng hóa, vận chuyển hàng hóa ra cảng và làm thủ tục thông quan xuất khẩu hoặc nhập khẩu cho hàng. Ngoài ra Logistics còn làm nhiệm vụ giao hàng và những dịch vụ liên quan đến hàng hóa để thuận lợi cho người bán hoặc người mua theo yêu cầu riêng. Nói cách khác, Logistics là “nhân vật trung gian” để đưa hàng hóa từ cơ sở sản xuất đến tay người tiêu dùng. Vậy cùng chúng tôi điểm thêm một số thông tin về Logistics Là ngành Gì – Tất Tần Tật Về Ngành Logistics ra sao qua bài viết này nhé.

Logistics Là Gì
Khái niệm Logistics Là Gì?

Logistics Là Ngành Gì?

Theo Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ (LAC- The US. Logistics Administration Council): “Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những thông tin liên quan từ khâu mua sắm nguyên vật liệu đến khi được tiêu dùng, nhằm thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng”.

Có thể hiểu đơn giản, Logistics là một chuỗi nhiều hoạt động xoay quanh hàng hóa như: đóng gói, bao bì, lưu trữ hàng hóa, kho bãi, bảo quản, vận chuyển hàng hóa… Các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được đáng kể khoản chi phí vận chuyển, tránh việc “đội giá” sản phẩm và tăng mức lợi nhuận thu được nếu thực thi hoạt động Logistics hiệu quả.

Phân loại Logistics theo quá trình

Inbound Logistics (Logistics đầu vào): gồm hoạt động tiếp nhận và lưu trữ nguyên vật liệu đầu vào từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp, đảm bảo các yếu tố đầu vào được cung ứng một cách tối ưu về giá trị, thời gian và chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất. Dòng dịch chuyển này cần được giám sát nghiêm ngặt để việc sản xuất diễn ra thuận lợi với mức chi phí thấp nhất, ít rủi ro nhất và hiệu quả nhất có thể.

Outbound Logistics (Logistics đầu ra): gồm các hoạt động như kho bãi lưu trữ, phân phối sản phẩm đến nơi nhận (nhà bán buôn, bán lẻ, khách hàng,…) sao cho tối ưu về địa điểm, thời gian và chi phí nhằm tạo ra thành phẩm với giá thành rẻ, đáp ứng toàn diện, kịp thời nhu cầu khách hàng và đem về lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp..

Reverse Logistics (Logistics ngược): gồm các hoạt động của quá trình thu hồi sản phẩm lỗi, phế phẩm, phế liệu,… phát sinh sau khi phân phối sản phẩm, nhằm mục đích tái chế hoặc xử lý.

Logistics Là Gì
Logistics là ngành gì?

Cơ Hội Và Thách Thức Trong Ngành Logistics

Cơ hội

Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 2018 vượt 482 tỷ USD, cộng với triển vọng đầu tư nước ngoài đến từ nhiều công ty đa quốc gia như Unilever, Nestlé, Samsung,… tạo điều kiện cho ngành Logistics trong nước trở nên cạnh tranh và phát triển hơn.

Nhà nước đã triển khai quy hoạch và đầu tư phát triển khu cảng nước sâu Cái Mép, cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, Sân bay quốc tế Long Thành, đường sắt xuyên Á, hệ thống đường bộ cao tốc,… tạo thuận lợi hội nhập sâu trong khu vực và trên thế giới.

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi: hệ thống giao thông đường bộ có các con đường quốc lộ và cao tốc nối liền các tỉnh, các vùng và liên thông đến các cửa khẩu quốc tế với Lào, Trung Quốc, Campuchia; đường bờ biển trải dài hơn 2.000 km, có nhiều cảng nước sâu, các sân bay quốc tế, hệ thống đường sắt xuyên quốc gia… là những điều kiện tiên quyết để phát triển ngành Logistics.

Công nghệ thông tin đang trên đà phát triển và chính là một trong những yếu tố then chốt để phát triển hoạt động Logistics tại Việt Nam, hướng đến mục tiêu khai thác thị trường quốc tế.

Thách thức

Trên 70% doanh nghiệp dịch vụ Logistics hiện nay có quy mô vốn vừa và nhỏ, 7% doanh nghiệp có vốn trên 1.000 tỷ đồng, trong đó nhóm sở hữu vốn lớn chủ yếu là những doanh nghiệp đa quốc gia. Việc khan hiếm vốn và chậm phát triển công nghệ là hai yếu tố khiến các doanh nghiệp Việt Nam thiếu sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Lao động lành nghề đang bị thiếu hụt về số lượng và chất lượng. Nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Logistics phần nhiều chưa được đào tạo bài bản và chưa đáp ứng được tối đa chất lượng chuyên môn nghiệp vụ.

Bất cập về trình độ công nghệ thông tin: kết quả điều tra của Đại học kinh tế Quốc dân cho thấy, việc ứng dụng phần mềm vào quản lý kho bãi và cơ sở bán hàng ở đa phần các tỉnh, thành rất thấp (cao nhất là thành phố Hồ Chí Minh với 39,3%; Hà Nội 32,7%; Đà Nẵng 30,3%). Ngoài ra, tổ chức tư vấn SMC cũng cho biết 45% công nghệ thông tin của nhà cung cấp trong nước không đạt yêu cầu. Hạn chế về mặt công nghệ là một điểm yếu khiến các doanh nghiệp trong nước khó có thể vươn lên thị trước quốc tế.

Logistics Là Gì
Logistics có cơ hội và thách thức gì?

Tham khảo thêm

  • Biên giới quốc gia là gì? Xác định biên giới quốc gia (Cập nhật 2022)
  • Sóng âm là gì? Tổng hợp lý thuyết và bài tập “xử gọn” kiến thức

Lời kết:

Bên trên bài viết là những thông tin hữu ích về Logistics là ngành gì ?Phân loại Logistics theo quá trình rất hay và ý nghĩa. Còn gì thắc mắc hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp. Ngoài ra Xuyenvietmedia còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như:  dịch vụ viết bài seo, dịch vụ quản trị web, dịch vụ thiết kế web, dịch vụ mua bán web, dịch vụ backlink, seo tổng thể…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *