Với những ai đang làm việc trong ngành Marketing Online, chắc hẳn sẽ không còn xa lạ với khái niệm Conversion Rate là gì. Đây được hiểu như là một tỷ lệ chuyển đổi thể hiện hiệu quả của một chiến dịch tiếp thị bán hàng, sản phẩm hay dịch vụ. Tất cả chúng đều thông qua một hành vi mà khách hàng thực hiện trên trang Web.
Bạn biết gì về thuật ngữ này? Chúng có tầm quan trọng ra sao trong việc vận hành Digital Marketing? Có những phương thức tối ưu nào để tăng tỷ lệ chuyển đổi Conversion Rate hiệu quả? Bài viết hôm nay, mời bạn cùng theo chân Xuyên Việt Media khám phá đầy đủ và chi tiết nhất về Conversion Rate nhé!
Định nghĩa chi tiết Conversion Rate là gì?
Để bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Conversion Rate là gì? Xuyên Việt Media sẽ tách rời cụm từ này ra như sau:
Conversion là gì?
Conversion ở đây có nghĩa là chuyển đổi. Được hiểu một cách đơn giản là chuyển từ thực thể ở trạng thái A chuyển sang B. Ví dụ như, bạn chuyển đổi những khách hàng ghé thăm Website với mục đích ban đầu chỉ để tham khảo tin tức, nhưng sau đó họ dần tin tưởng và quyết định mua hàng trên trang web của bạn.
Conversion Rate là gì?
Dịch sang tiếng Việt Conversion Rate có nghĩa là tỷ lệ chuyển đổi. Tỷ lệ chuyển đổi ở đây được hiểu là tỷ lệ giữa tổng số người dùng truy cập vào Website dựa trên một mục tiêu cụ thể nào đó. Có thể, họ truy cập vào Website để tìm kiếm thông tin mua hàng, đặt hàng, thanh toán, hay đăng ký thành viên,… Tùy theo dạng trang Web khác nhau mà chúng ta có thể đặt ra mục tiêu khác nhau và tăng tỷ lệ chuyển đổi theo mục tiêu đó.
Có công thức tính toán CR như sau:
Conversion Rate (CR) = (Tổng số các mục tiêu bạn đạt được : Tổng số người dùng đã truy cập vào Website)*100%
- Trong đó, Mục tiêu và Traffic sẽ được đo lường trên cùng một đơn vị thời gian nhất định.
- Giả sử, website của bạn có lượt truy cập tại một thời điểm nhất định là 200 ngườ, lúc này trong 200 người có 100 người mua sản phẩm trên web. Theo công thức tính tỷ lệ chuyển đổi như trên, bạn sẽ có tỷ lệ chuyển đổi của website như sau (100:200)*100% = 50%
Ví dụ cụ thể:
Một trang web chuyên kinh doanh đồ chơi trẻ em, mục tiêu bán hàng sale trong đợt khuyến mãi tháng 8 vừa rồi thống kê có 650 lượt truy cập, trong đó có 270 lượt đăng ký mua hàng. Theo đó chúng ta có thể tính ra được tỉ lệ chuyển đổi bằng:
CR = 270/650*100% = 41%
Với các trang web bán hàng thì Conversion Rate đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khi tỉ lệ Conversion Rate càng cao thì website của bạn càng hoạt động hiệu quả. Thông thường tỉ lệ chuyển đổi sẽ đổi thành:
- Hình thức mua hàng: Tổng cộng có bao nhiêu đơn hàng bán ra trên 1000 lượt truy cập vào website.
- Thành viên đăng ký: Số thành viên đăng ký mới trên 1000 lượt truy cập website.
- Cuộc gọi: Số cuộc gọi điện thoại tới số tổng đài công ty trong 1000 lượt truy cập website.
Tại vì sao cần phải tăng tỷ lệ chuyển đổi Conversion Rate?
Tất cả các cá nhân, doanh nghiệp, công ty kinh doanh đều hướng đến mục tiêu đó là bán hàng tạo ra lợi nhuận cho chính bản thân mình. Chính vì vậy, khi tăng Conversion Rate sẽ giúp bạn tăng doanh số, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời nó cũng giúp tăng hiệu quả khi làm quảng cáo.
Nếu như Conversion Rate làm không tốt thì sẽ khiến cho doanh nghiệp khó phát triển và còn làm gia tăng chi phí quảng cáo marketing lên cao. Thực hiện chiến dịch quảng cáo hiệu quả sẽ giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với thông điệp mà bạn muốn truyền tải hoặc tiếp cận sản phẩm, dịch vụ. Nó sẽ thúc đẩy khách hàng hành động mua hàng, sử dụng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chiến dịch quảng cáo chỉ đóng vai trò gián tiếp để tạo ra doanh số. Muốn khách hàng mua hàng thì còn phải phụ thuộc vào điều mà doanh nghiệp của bạn làm cho họ. Vì vậy, Conversion Rate sẽ đóng vai trò quyết định đến những khoản chi phí quảng cáo được chuyển hóa thành doanh thu hoặc có thể trở thành một thứ bọt biển bốc hơi mãi mãi.
Xem thêm:
Ý nghĩa của Conversion Rate
Conversion Rate cho phép bạn biết được hiệu suất trang Web hoặc ứng dụng mua bán của mình có tốt hay không. Ngoài ra, biết được tỷ lệ người dùng truy cập vào trang cũng giúp bạn đánh giá được mức độ thành công của trang Web. Đây cũng là cách để bạn xác định các lĩnh vực cũng như nhu cầu thị hiếu khách hàng để cải thiện cho hiệu quả hơn.
Nếu tỷ lệ chuyển đổi có cải thiện sẽ cho phép bạn thu lại được nhiều doanh thu hơn, nhiều đơn hàng hơn trong cùng 1 lưu lượng người dùng truy cập.
Ví dụ, bạn đang dùng 1.000 đô la trong 1 tháng để quảng cáo dịch vụ, sản phẩm của mình để mong muốn thu hút 500 khách truy cập vào trang Web. Nếu bạn sử dụng cách tăng gấp đôi tỷ lệ chuyển đổi thì bạn cần tới gấp đôi giá trị tiền cho việc quảng cáo. Đương nhiên, dù bạn có kinh doanh bao lâu thì lợi ích nhận được vẫn tương tự như lúc ban đầu. Thay vì như vậy, bạn có thể cắt giảm chi tiêu quảng cáo và đầu tư tăng tỷ lệ chuyển đổi bằng những cách tối ưu hơn.
Vai trò của Conversion Rate trong Marketing
Mục đích cuối cùng của các kế hoạch Marketing là giúp website đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm, từ đó thu hút nhiều khách hàng tiềm năng. Conversion Rate chính là công cụ giúp chúng ta thấy được điều đó. Cụ thể:
Kết quả đạt được của hoạt động Marketing
Khi bạn thực hiện các chiến dịch Marketing cho trang web của mình, tỷ lệ chuyển đổi sẽ xác định website đó đạt được kết quả như mong muốn không.
Trang web có tỷ lệ chuyển đổi cao nếu nhận được nhiều sự tương tác từ khách hàng như: gọi điện tư vấn, bình luận, chia sẻ, like… Điều này đồng nghĩa website của bạn đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích và tiếp cận được với khách hàng.
Bài viết phải xem:
Cho thấy mức độ uy tín
Không phải bất cứ khách hàng nào khi truy cập vào website cũng đều quyết định mua hàng hoặc thực hiện tương tác. Chỉ khi trang web có tỷ lệ chuyển đổi cao mới tăng độ uy tín và khiến khách hàng thêm tin tưởng.
Tăng nhiều lượt truy cập
Thực tế rất nhiều người mơ hồ không hiểu rõ bản chất của Conversion Rate là gì. Hoặc không biết cách áp dụng sao cho phù hợp để thu hút nhiều khách hàng tiềm năng.
Bạn cần hiểu rằng đối với các website uy tín ngoài có tỷ lệ chuyển đổi cao thì cần rất nhiều lượt truy cập từ khách hàng mới.
Thúc đẩy doanh thu
Tỷ lệ chuyển đổi cao sẽ thu hút nhiều người quan tâm đến website hơn. Theo đó các sản phẩm doanh nghiệp cung cấp đều có lượt mua hàng tăng và dĩ nhiên doanh thu cũng tăng lên.
Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đánh giá
Việc biết rõ Conversion Rate là gì sẽ giúp người làm SEO, Marketing có thể đưa ra những đánh giá, phân tích về khách hàng, thị trường hướng đến để tìm ra phương án thích hợp cho website. Mục đích cuối cùng là tăng số lượng khách hàng và thu nhiều lợi nhuận.
Cách làm tăng tỷ lệ Conversion Rate đơn giản, hiệu quả nhất
Hiểu rõ được Conversion Rate là gì, nhưng cách để tăng tỷ lệ Conversion rate như thế nào thì “không ai nói”. Đừng lo, Xuyên Việt Media sẽ bật mí đến bạn 8 chiến thuật giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi trên Website 100% hiệu quả.
CÙNG XEM CLIP CÁCH TĂNG CONVERSION RATE CỦA NEIL PATEL
Đầu tư vào content Website là chiến thuật giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi
Tập trung xây dựng nội dung cho Website thêm phần hấp dẫn, chuyên nghiệp, quan trọng là hữu ích. Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng sẽ gia tăng nhờ vào việc bạn thu hút khách hàng truy cập tìm kiếm thông tin đúng yêu cầu. Hãy tập trung làm công việc SEO như Content, từ khóa,… khi cần tìm kiếm điều gì, khách sẽ ở lại Website bạn lâu hơn làm tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Một content SEO chất lượng chính là truyền tải đúng trọng tâm và những gì người đọc muốn nhìn thấy. Do đó, bạn không cần viết quá dài lên đến 3000 4000 chữ hay một bài chia sẻ ngắn chỉ 500 chữ, thay vào đó hãy “lắng nghe” những gì khách hàng đang cần, truyền tải thông điệp một cách khéo léo thêm đôi dòng kiến thức mở rộng thú vị liên quan đến chủ đề. Chỉ cần một bài biết với số lượng chữ vừa đủ nhưng không được “cục súc” chắc chắn bạn sẽ thu hút được khá nhiều fan cứng trong thời gian sắp tới.
Nếu bạn cảm thấy việc xây dựng nội dung cho website khá mất thời gian, thì hãy thử ghé thăm gói dịch vụ Content SEO chất nhất “quả đất” của Xuyên Việt Media.
THÔNG TIN MỚI:
Tối ưu hóa giao diện Website để tăng tỷ lệ chuyển đổi Conversion Rate
Đây chính là cách để kích thích các hành vi của khách hàng khi truy cập vào trang của bạn. Trang Web có giao diện càng ấn tượng, càng đẹp mắt, bố cục rõ ràng, chuyên nghiệp thì càng dễ thu hút khách hàng ghé thăm hơn. Để tối ưu hóa giao diện Website, bạn có thể chú trọng vào các nút Button, khung popup, video, hình ảnh sinh động,…Đừng biến trang web của bạn trở thành “mê cung huyền bí” mà hãy biến hóa nó trở thành “thiên đường” mua sắm thật đẳng cấp!
Ngoài ra, bạn cần thiết kế website thân thiện trên tất cả các thiết bị, bởi ngày nay theo nghiên cứu cứ 100 người truy cập thì trong đó có 80 người sử dụng điện thoại để kết nối và 20 người còn lại dùng máy tính.
Thử nghiệm A/B Testing
A/B testing là phương pháp dùng để so sánh hai phiên bản của website, từ đó tìm ra được phiên bản hiệu quả nhất.
Ví dụ nếu bạn đang phân vân giữa hai ý tưởng tiêu đề nhưng chưa chọn được ý tưởng hay hơn. Vậy phương pháp A/B testing sẽ giúp bạn điều đó qua các bước sau:
- Bước 1: Tạo hai phiên bản thay thế của trang A và trang B. Mỗi phiên bản ứng với một tiêu đề khác nhau.
- Bước 2: Phần mềm A/B Testing hướng 50% lượng traffic đến trang A và 50% đến trang B. Hai trang đều phải có lời kêu gọi hành động.
- Bước 3: Hãy đếm xem có bao nhiêu người tương tác. Trang có nhiều người tương tác sẽ được lựa chọn.
Xây dựng Value Proposition hấp dẫn
Khách hàng sẽ luôn đặt ra những câu hỏi về sản phẩm mà bạn cung cấp. Ví dụ như họ sẽ nhận được gì hoặc vì sao họ phải mua sản phẩm từ bạn.
Vì thế việc xây dựng Value Proposition (tuyên bố giá trị) sẽ khiến khách hàng tiềm nặng chọn mua hàng từ bạn thay vì đối thủ. Thực hiện liên kết giữa Value Proposition với các sản phẩm sẽ là giải pháp giúp khách hàng luôn nhớ đến giá trị thương hiệu của bạn. Theo đó tỷ lệ chuyển đổi cũng tăng lên nhanh chóng.
“Phơi bày” những chứng nhận đánh giá từ khách hàng
Tỷ lệ chuyển đổi tăng hay giảm phụ thuộc rất nhiều vào những giá trị mà bạn mang lại cho khách hàng. Nếu sản phẩm từ Website của bạn có lợi ích thực sự, khách hàng sẽ không ngần ngại quay lại và đánh giá tích cực về trang Web. Sau đó, nhiều người dùng sẽ tìm đến nhờ đọc được đánh giá này từ người đi trước. Đây cũng là một cách tăng tỷ lệ chuyển đổi Conversion Rate.
Vậy làm thế nào để bạn có được những đánh giá chân thực từ khách hàng? Bạn có thể chủ động liên hệ đến khách hàng bằng việc chat trực tiếp, hoặc tổ chức các chương trình đánh giá, nêu cảm nhận tặng voucher/tặng quà,…
Các lời kêu gọi hành động sẽ giúp gia tăng Conversion Rate
Sử dụng lời kêu gọi hành động để gia tăng tối ưu tỷ lệ chuyển đổi cho Website nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng lời kêu gọi bằng những hình thức sau:
- Dùng nút Button ấn tượng, dễ gây chú ý, hấp dẫn để khách Click vào mua hàng.
- Kêu gọi bằng nội dung, chữ viết hấp dẫn, lôi cuốn.
- Hối thúc bằng những dạng ưu đãi, khuyến mãi, giảm giá có thời hạn để gia tăng khách hàng Click vào.
Xây dựng đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
Khách hàng sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu khi nhắn tin mua hàng nhưng mãi đến vài ngày sau mới nhận được phản hồi, hay gọi đến số Hotline nhưng chả ai ở đầu dây bên kia “thỏ thẻ”. Chính vì thế, không chỉ tập trung vào việc xây dựng Website thân thiện, nội dung chất lượng mà một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp cũng thực sự cần thiết ngay lúc này.
Nếu trang Web của bạn được tin cậy nhiều thì tỷ lệ chuyển đổi cũng sẽ tăng cao đem lại nhiều hiệu quả kinh doanh. Hãy tạo cho mình một đội ngũ chăm sóc khách hàng thân thiện, vui vẻ, nhiệt tình để làm chiều lòng các vị “thượng đế” nhé!
Xây dựng phễu bán hàng hợp lý
Xây dựng phễu bán hàng hợp lý chính là cách để bạn củng cố lòng tin của khách hàng cũng như phát triển mối quan hệ với họ trước. Khi đã có được lòng tin, bạn sẽ dễ dàng thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm của mình mà không cần tốn quá nhiều công sức nữa. Đừng vội vàng, nôn nóng nếu không bạn sẽ không bán được hàng. Bởi chẳng ai chịu đăng ký hay mua hàng liền khi chỉ mới vào trang Web lần đầu tiên cả.
Đừng sử dụng quá nhiều thuật ngữ nếu không thật sự cần thiết
Dùng từ chuyên môn để thể hiện đẳng cấp trên Website? Dùng thuật ngữ để giúp website trở nên có “giá hơn” trong mắt người đọc? Đây là những quan niệm sai lầm!
Đừng tự biến trang Web của mình thành một nơi chứa bài viết đầy thuật ngữ mà chỉ có giáo sư chuyên ngành mới hiểu được. Mặc dù trông uyên bác đấy, nhưng nếu để bán hàng thì chúng hoàn toàn không hợp lý. Bởi, khách hàng của bạn có nhiều đối tượng khác nhau và không phải ai cũng uyên bác. Bạn cần viết như thế nào để tất cả mọi người đều có thể đọc và hiểu được. Tốt nhất là bạn nên đưa ra những Content, thông điệp thật rõ ràng, súc tích và đơn giản.
Lưu ý: Trường hợp này loại trừ với những Website chia sẻ kiến thức chuyên ngành nhé!
Tối ưu trang mua hàng và thanh toán
Một trang Web có quá nhiều bước mua, đăng ký và thanh toán sẽ khiến nhiều khách hàng sẽ từ bỏ việc mua sắm ngay. Vì chúng quá rườm rà và tốn thời gian của họ, trong khi họ đơn giản chỉ muốn mua hàng nhanh chóng. Chính vì thế, hãy biết cách “chiều chuộng” khách của mình bằng việc tối ưu trang mua hàng và thanh toán nhé!
Hoặc, bạn cũng có thể sử dụng phương thức bật tính năng kết nối đăng ký thành viên Website bằng tài khoản cá nhân. Từ đó, khách hàng chỉ cần vài cú Click là đã có thể thoải mái mua sắm trên trang Web của bạn rồi.
Những nguyên nhân khiến tỷ lệ chuyển đổi “hạ không phanh”
Nếu muốn tỷ lệ chuyển đổi luôn ở mức cao, thậm chí là tăng mạnh, bạn cần tránh những điều sau. Đây là những nguyên nhân khiến Conversion Rate lẹt đẹt, hạ không phanh, làm cho doanh nghiệp không tăng được doanh thu bán hàng cũng như lợi nhuận:
- Nội dung Website mơ hồ, không rõ ràng, minh bạch, thiếu trung thực sẽ không thể đem lại được uy tín cho doanh nghiệp bán hàng.
- Thiết kế giao diện Website không đẹp mắt, không thu hút với màu sắc, hình ảnh quá đơn điệu, sơ sài.
- Tốc độ tải trang kém cũng là một trong những nguyên nhân đẩy khách truy cập “đi xa” trang Web của bạn.
- Chưa có tên tuổi, chưa định vị được thương hiệu của doanh nghiệp khiến tỷ lệ chuyển đổi không cao.
Kết luận
Bài viết trên của Xuyên Việt Media đã giải mã cho bạn đọc hiểu rõ hơn Conversion Rate là gì? Tầm quan trọng, vai trò của nó trong hoạt động Marketing Online. Bên cạnh đó, Xuyên Việt Media cũng bật mí đến bạn những cách tăng tỷ lệ chuyển đổi để tăng hiệu quả kinh doanh, bán hàng cho Web.Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích, từ đó thu hút được số lượng người truy cập lớn với tỷ lệ chuyển đổi cao nhé!