CEO là gì? 5 tố chất để trở thành CEO

CEO là gì

CEO là gì? Để trở thành một CEO chuyên nghiệp, nhà lãnh đạo công ty cần hội tụ những yếu tố nào? Bài viết dưới đây của Xuyên Việt Media sẽ chia sẻ cho bạn đọc định nghĩa chính xác về CEO, vai trò, yêu cầu của một CEO. Xem ngay để rõ!

Giải nghĩa CEO là gì?

Giải thích CEO là gì? Đây là ký hiệu viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Chief Executive Officer có ý nghĩa là Giám đốc điều hành. Tại Việt Nam, CEO được dùng để gọi các chức danh: Giám đốc điều hành, Tổng giám đốc, Giám đốc. Hiểu một cách đơn giản, CEO là người nắm giữ chức vụ điều hành, quản lý cao nhất tại một doanh nghiệp.

Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm cho thành công hoặc thất bại của một doanh nghiệp. Một trong những nhiệm vụ chính của CEO là duy trì và thực thi những chính sách được đưa ra bởi người lãnh đạo (hay chính là chủ tịch hội đồng quản trị).

Nói một cách hoa mỹ, CEO là người thuyền trưởng chèo lái con thuyền của mình. Bằng mọi sức lực, trí óc, người thuyền trưởng dẫn dắt con tàu “doanh nghiệp” vượt mọi sóng gió để đứng vững trên thị trường. Vậy nghề CEO là gì? CEO chính là nghề quản lý, nghề giám đốc.

Vị trí của CEO trong doanh nghiệp

Trong một doanh nghiệp, CEO là người quản lý điều hành cao nhất và thường là người đại diện pháp luật của công ty. CEO thực hiện quyền điều hành dưới sự giám sát của cấp trên là Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông. Các giám đốc chức năng và đội ngũ nhân sự là cấp dưới thực hiện công việc dưới sự chỉ đạo, giám sát của CEO.

Công việc CEO là gì? Với quyền hạn quản lý cao nhất, CEO đóng vai trò chủ chốt trong việc lập ra chiến lược hoạt động của công ty, thực hiện hoạt động tài chính (vốn), xây dựng bộ máy quản lý, xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Đặc biệt, CEO phải vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả, tạo sự liên kết giữa các cấp trong toàn doanh nghiệp. Nói một cách dễ hiểu, ta coi một doanh nghiệp như một cỗ máy thì CEO là người vận hành, bảo dưỡng, nâng cấp để cỗ máy hoạt động trơn tru và đạt hiệu suất tối đa.

Vai trò và chức năng của CEO

CEO vừa là giám đốc quản lý lại vừa là giám đốc điều hành nên CEO sẽ có vai trò của cả 2 chức vụ trên cộng lại. Trong công ty, tập đoàn… CEO phải là người có kiến thức đa lĩnh vực và phải hiểu biết rộng về kế toán, luật, thuế, tài chính cũng như cách tổ chức..

Thậm chí ở một số trường hợp CEO phải nắm bắt được thị trường và khách hàng để từ đó triển khai các ý tưởng, chương trình hành động cho tổ chức đó.

Nếu bạn đang thắc mắc CEO là gì, hãy tìm hiểu những công việc hàng ngày của CEO dưới đây, bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn cho câu hỏi này.

Hoạch định chiến lược

  • Xây dựng chiến lược, tầm nhìn và hướng đi cụ thể cho công ty
  • Thực hiện những kế hoạch kinh doanh, chiến lược đầu tư, nghị định, nghị quyết đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua.
  • Trình Hội đồng quản trị phê chuẩn những kế hoạch cho năm tài chính tiếp theo dựa trên các cơ sở đáp ứng nhu cầu ngân sách phù hợp cho 5 năm tới chậm nhất vào ngày 15/12 hàng năm.
  • Đưa ra các ý kiến, đề xuất nhằm góp phần nâng cao hoạt động của công ty, doanh nghiệp.
Xem thêm:  CPA là gì? Tìm hiểu chi tiết về CPA trong marketing

Phát triển sản phẩm mới

Quyết định việc định tuyến những sản phẩm mới đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm sẵn có.

Xây dựng thương hiệu

  • Đề xuất và quyết định các chương trình nhằm thu hút khách hàng.
  • Đưa ra những chiến lược và các chương trình nhằm phát triển thương hiệu công ty lớn mạnh hơn.

Quản lý tài chính

  • Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về các vấn đề tài chính của công ty
  • Phê duyệt những quy định về tài chính và các quy định về thẩm quyền ký duyệt tài chính.
  • Duyệt thu và chi các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động trong phạm vi ngân sách được duyệt.
  • Thay mặt công ty ký kết những hợp đồng thương mại, tổ chức và kiểm tra các hoạt động kinh doanh thường nhật của công ty.
  • Chuẩn bị các bản dự toán hàng năm, hàng quý và hàng tháng của công ty.

Đầu tư

  • Thẩm định, phê duyệt những dự án đầu tư.
  • Phê duyệt các dự án mua bán, vay cổ phiếu và trái phiếu.

Chính sách

  • Duyệt các dự án phân phối, tiếp thị, nhân sự, mua hàng và tín dụng.

Tổ chức

  • Kiến nghị bổ nhiệm hay miễn nhiệm cán bộ trong công ty thông qua Hội đồng quản trị để công ty hoạt động tốt hơn.
  • Tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị về những vấn đề liên quan đến người lao động (mức lương, trợ cấp hay bảo hiểm…)
  • Duyệt cơ cấu tổ chức công ty và phạm vi trách nhiệm của từng ban ngành cụ thể.

Quyết định, quy chế

  • Phê duyệt các quy định, quy chế điều hành công ty được tốt hơn
  • Phê duyệt quy định về việc khấu hao tài sản cố định.

Điều hành hoạt động của công ty

  • Thỏa thuận và phê duyệt những mục tiêu cùng với giám đốc chức năng.
  • Tổng kết, đánh giá hoạt động của khối để từ đó đưa ra các chiến lược và kế hoạch cần thiết.
  • Thực thi những kế hoạch kinh doanh hàng năm được đưa ra bởi Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông.
  • Thực hiện những công việc khác theo Điều lệ và quy chế của công ty.

Top 5 CEO nổi tiếng tại VIệt Nam

Là những CEO nổi tiếng và đại diện cho thế hệ doanh nhân Việt Nam thời kỳ hội nhập, dù cách thức kinh doanh, phát triển doanh nghiệp có khác nhau nhưng họ đều là những “người hùng” mang đến thành công lớn cho các doanh nghiệp.

Khi tìm hiểu CEO là gì bạn nên biết và đọc về những “tên tuổi lẫy lừng” dưới đây.

Trương Gia Bình

Trương Gia Bình là một CEO nổi tiếng trong giới doanh nhân, không chỉ bằng kinh nghiệm sáng lập và điều hành một trong các tập đoàn hàng đầu Việt Nam về công nghệ thông tin và truyền thông – FPT mà còn bởi “Tư duy người chủ” giúp doanh nghiệp tiếp cận với sự phát triển bền vững.

Không chỉ nổi tiếng là nhà điều hành đầy bản lĩnh của tập đoàn FPT, Trương Gia Bình còn là một trong số ít các CEO nổi tiếng của các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam thường xuyên có những buổi hội thảo và trao đổi với doanh nhân trẻ.

Mai Kiều Liên

Mai Kiều Liên được tôn vinh là 1 trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á vào các năm 2012 và được giới doanh nhân đánh giá cao sự chủ động, hết mình vì công việc. Những chiến lược quyết liệt của bà để giúp Vinamilk tạo ra nguồn nguyên liệu không phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.

Xem thêm:  Cử nhân sư phạm là gì? Sở hữu có lợi ích gì?

CEO Mai Kiều Liên đã góp công lớn trong việc phát triển thành công hệ thống trang trại và đàn bò riêng biệt, đạt tiêu chuẩn quốc tế và giúp Vinamilk có các bước tiến mạnh mẽ, vững chắc ở thị trường trong nước và nước ngoài.

Phạm Thị Việt Nga

Cũng giống như Mai Kiều Liên, Phạm Thị Việt Nga là 1 trong những người phụ nữ hiếm hoi của Việt Nam được vinh danh là doanh nhân quyền lực nhất của Châu Á.

Bà được biết đến như một người phụ nữ quyết liệt, cứng rắn và đã chèo lái thành công con thuyền của Công ty Dược Hậu Giang từng bước vượt qua được khủng hoảng và đứng vững trên thị trường trong nước và quốc tế.

Nguyễn Hải Ninh

Nguyễn Hải Ninh là người sáng lập 2 chuỗi cafe nổi tiếng tại Việt Nam, bao gồm Urban Station và The Coffee House. Hiện The Coffee House đã sở hữu 43 cửa hàng trên cả nước.

The Coffee House là phiên bản nâng cấp của Urban Station. Hiện tại chuỗi cửa hàng này đã huy động được khoảng 1,8 triệu USD vốn đầu tư và tạo ra khoảng 7 triệu USD doanh thu.

Nguyễn Hải Ninh sinh vào năm 1987, từng tốt nghiệp Khoa Hóa, Trường đại học Bách khoa TP.HCM. Anh từng làm vị trí quản trị viên tập sự tại PepsiCo Việt Nam trước khi khởi nghiệp và thành công với 2 chuỗi cafe nổi tiếng hiện nay.

Nguyễn Hoàng Trung

Nguyễn Hoàng Trung là một trong các CEO trẻ tuổi và thành công nhất trong giới startup Việt Nam. Với ý tưởng xây dựng ứng dụng công nghệ chia sẻ về ẩm thực và địa điểm ăn uống, từ tháng 7/2012, Trung đã bắt tay vào thực hiện dự án Lozi (Lozi = Lo gì).

Và chỉ trong vòng 3 năm sau, vào vào cuối 2015, Lozi đã nhận được khoản đầu tư lên tới 7 chữ số (triệu đô) từ quỹ đầu tư mạo hiểm Golden Gate Ventures và Tập đoàn DesignOne Japan. Tuy nhiên, trước đó, Lozi cũng đã từng nhận được đầu tư từ đề án Vietnam Silicon Valley và một nhà đầu tư thiên thần khác của Singapore.

5 yếu tố để trở thành một CEO chuyên nghiệp là gì?

CEO chuyên nghiệp (Pro CEO) thoát ra khỏi vỏ bọc “chức vụ” mà phải là người “hành nghề rất chuyên nghiệp”. Con đường để trở thành một pro CEO vô cùng trắc trở, khó khăn. Tùy điều kiện, hoàn cảnh mà mỗi người chọn cho mình một lối đi khác nhau. Tuy nhiên, để chạm tới danh vị CEO chuyên nghiệp, nhà lãnh đạo cần hội tụ 5 yếu tố sau:

Kiến thức đa lĩnh vực

Không chỉ pro CEO mà bất cứ CEO nào cũng cần có tầm nhìn xa với mọi vấn đề của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà họ buộc phải tích lũy, sở hữu khối lượng kiến thức đa dạng. Không chỉ giỏi chuyên môn, CEO cần nắm bắt kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác.

Nền tảng vững chắc về khoa học quản trị

Khoa học quản trị được coi là nền móng vững chắc để làm một nhà quản lý điều hành giỏi. Không chỉ lĩnh hội kiến thức từ một phía, CEO cần chủ động nghiên cứu, cập nhật xu hướng quản trị để có sự đổi mới phù hợp và điều hành công ty hiệu quả.

Kỹ năng

Những kiến thức tích lũy chỉ là phần “cứng”, kỹ năng là phần “mềm” để biến những lý thuyết thành hành động hiệu quả. Một CEO cần có nhiều kỹ năng linh hoạt:

  • Lập kế hoạch chiến lược, mục tiêu.
  • Phân tích và ra quyết định.
  • Giải quyết vấn đề.
  • Giao tiếp truyền thông, thuyết trình.
  • Quản lý và sử dụng nhân lực.
  • Quản lý thời gian….

Tố chất lãnh đạo

Tố chất có thể là do bẩm sinh nhưng cũng do học hỏi, rèn luyện thường xuyên tạo thành. Với một CEO chuyên nghiệp, chúng ta thường hay quan tâm đến 2 tố chất cơ bản nhất: chỉ số thông minh IQ và chỉ số cảm xúc EQ. Chỉ số IQ là do bẩm sinh còn chỉ số EQ là do rèn luyện, học tập. Trong quản lý điều hành, nhiều CEO đưa ra nhận định chỉ số EQ cần thiết hơn. Bởi nhờ có EQ cao mà CEO sẽ có khả năng phân tích, tư duy chiến lược khoa học và xử lý tình huống nhanh hơn. Bởi vậy mà CEO không chỉ cần kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn mà đòi hỏi phải là một người có vốn sống, trải nghiệm.

Xem thêm:  Cổ phiếu ưu đãi là gì? Lợi ích và rủi ro khi đầu tư cổ phiếu ưu đãi

Đạo đức nghề nghiệp

Như đã cắt nghĩa ở trên, CEO là người vận hành “cỗ máy” doanh nghiệp hoạt động trơn tru và cho hiệu suất cao nhất. Một CEO giỏi có thể điều hành công ty đạt siêu lợi nhuận nhưng chưa chắc đem lại lợi ích cho xã hội, thậm chí còn gây tổn hại. Ví dụ điển hình như bột ngọt Vedan xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải, sữa Trung Quốc nhiễm Melamine. Một CEO và một pro CEO khác biệt ở chỗ: CEO chuyên nghiệp phải là người có đạo đức kinh doanh.

Những góc khuất phía sau hào quang của CEO

Đằng sau những thành công, sự nổi tiếng thì các CEO luôn phải đấu tranh để đạt được những mục tiêu đề ra. Thậm chí đôi khi họ mất cả phương hướng do bị quá tải công việc và bận bịu giải quyết các vấn đề gây cản trở trên đường đi của họ.

Bên cạnh đó, trong một buổi chia sẻ với các CEO, Ông Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam nói: “Các CEO cô đơn, nó là một quy luật tất yếu, nhưng khi vượt qua nó, đó là hạnh phúc, an lạc và sự thành công!”

Bước đi khó khăn nhất mà CEO có thể thực hiện là bước đi một cách đơn độc. Nhưng chính bước đi đó lại là thứ khiến CEO trở thành một người mạnh mẽ nhất, một người không thể chia sẻ cùng ai, không ai hiểu được mình và đơn độc trên con đường đến đích mặc dù xung quanh là một đám đông hùng hậu luôn có vẻ sẵn sàng “vì sếp, vì sự phát triển của công ty”.

cuộc đời của CEO
Cuộc đời của CEO là một bài ca thăng trầm

Nhưng đừng quá lo lắng, cô đơn không phải là trở ngại. Với nhà điều hành, cô đơn hay không cô đơn là tùy thuộc vào cách thức họ điều hành doanh nghiệp và cách hành xử với nhân viên và. Họ sẽ không bao giờ cảm thấy đơn độc nếu thực sự là lãnh đạo (chứ không phải là sếp); trao cho các nhân viên sứ mệnh (chứ không phải một công việc thuần túy); kiến tạo nên một đội ngũ (chứ không phải duy trì một đám đông).

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề CEO là gì và những điều cần biết về CEO, hy vọng bài viết có thể giúp cho bạn đọc có được những kiến thức sâu rộng. Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị khác, bạn đọc có thể tham khảo tại Xuyên Việt Media.

Tóm lại, CEO là một công việc đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng “cứng”, “mềm”. Giám đốc điều hành là chìa khóa để tháo gỡ mọi nút thắt trong tổ chức và tiến trình hoạt động của doanh nghiệp. Hy vọng bài chia sẻ trên đã giúp bạn có được lời giải đáp cặn kẽ “CEO là gì?” và có cái nhìn mới và toàn diện nhất về “nghề” CEO. Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *