Hệ điều hành là gì? Chức năng của hệ điều hành

Hệ điều hành là gì? Có lẽ đây là câu hỏi mà bất kỳ ai khi mới bắt đầu sử dụng các thiết bị điện tử thông minh như di động, máy tính đều thắc mắc. Bởi đây là một hệ thống phần mềm rất quan trọng mà hầu hết các loại thiết bị nào cũng có, giúp dùng người có thể tương tác thông qua các giao diện để tạo nên một chương trình ứng dụng nào đó. Vậy hệ điều hành là gì, có chức năng như thế nào? Bài viết dưới đây, Xuyên Việt Media sẽ cùng bạn đi tìm lời giải đáp cụ thể nhất!

Hệ điều hành là gì? 

Hệ điều hành (Operating System – OS) là chương trình mà sau khi được tải vào máy tính sẽ quản lý tất cả các chương trình ứng dụng khác trong máy tính. Các chương trình sử dụng hệ điều hành bằng cách đưa ra các yêu cầu cho các dịch vụ thông qua một giao diện chương trình ứng dụng (API) được xác định. Ngoài ra, người dùng có thể tương tác trực tiếp với hệ điều hành thông qua giao diện người dùng, chẳng hạn như giao diện dòng lệnh (CLI) hoặc giao diện người dùng đồ họa (GUI).

>>

Hệ điều hành là phần mềm quản lý các ứng dụng trên thiết bị điện tử
Hệ điều hành là phần mềm quản lý các ứng dụng trên thiết bị điện tử

Phân loại hệ điều hành

Hệ điều hành được ứng dụng trên các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại,… Tuy nhiên, trên mỗi thiết bị lại được sử dụng hệ điều hành riêng. Cụ thể:

Hệ điều hành trên thiết bị máy tính

Được thiết kế để sử dụng trên những thiết bị như: Máy tính để bàn, laptop,… Đây là hệ điều hành sử dụng GUI.

GUI cho phép bạn sử dụng chuột để nhấp vào mọi thứ trên màn hình hiển thị (bao gồm các biểu tượng, nút, menu,…) và được diễn tả bằng cách kết hợp hình ảnh cùng với văn bản.

GUI của mỗi hệ điều hành có giao diện khác nhau, tuy nhiên các hệ điều hành hiện này hầu hết được thiết kế khá dễ sử dụng và không khác nhau nhiều về nguyên tắc.

Hệ điều hành trên thiết bị điện thoại

Những hệ điều hành dành cho các thiết bị điện thoại smartphone, iPhone, iPad, Máy tính bảng,…được thiết kế đơn giản hơn, sử dụng cho các nhu cầu giải trí, liên lạc,…Loại này không có được đầy đủ những tính năng như hệ điều hành cho máy tính.

Chức năng của hệ điều hành

Hệ điều hành sẽ đảm nhiệm 3 nhiệm vụ chính là mang đến giao diện điều khiển thông minh dựa trên CLI/GUI, khởi động và kiểm soát các hoạt động thực thi ứng dụng, định dnah và kết nối sử dụng nguồn tài nguyên mà các thiết bị phần cứng cung cấp để vận hành các ứng dụng.

Cung cấp giao diện

Giao diện người dùng là thành phần quan trọng, thành phần này sẽ tạo điều kiện cho người dùng có thể thao tác và làm việc với hệ điều hành. Khi đó, bạn có thể cài đặt cấu hình và xử lý một vài lỗi cơ bản của hệ điều hành máy tính. Có hai loại UI chính đó là CLI và GUI:

  • CLI cung cấp giao diện dựa trên văn bản sử dụng bàn phím để nhập các lệnh, tham số và đối số liên quan đến các tác vụ. CLI phổ biến hơn với người dùng nâng cao và quản trị viên thực hiện các công việc như xử lý lệnh, tạo và chạy tập lệnh để thiết lập PC mới.
  • GUI cung cấp giao diện dựa trên biểu tượng được cung cấp bởi các công cụ hỗ trợ như bàn di chuột, màn hình cảm ứng và thiết bị chuột. GUI được sử dụng rộng rãi với mọi người dùng bởi các thao tác tập và ứng dụng khá linh hoạt.
Hệ điều hành cung cấp cấp giao diện giúp người dùng thực hiện các thao tác cài đặt ứng dụng một cách linh hoạt
Hệ điều hành cung cấp cấp giao diện giúp người dùng thực hiện các thao tác cài đặt ứng dụng một cách linh hoạt

Quản lý bộ nhớ

Hệ điều hành kiểm soát bộ nhớ chính hoặc bộ nhớ chính. Bộ nhớ chính là một mảng lớn các byte hoặc từ trong đó mỗi byte hoặc từ được gán một địa chỉ nhất định. Có thể hiểu đây là một bộ lưu trữ nhanh có thể được truy cập trực tiếp bởi CPU hiện diện bên trong hệ thống. Nếu một chương trình muốn được thực thi, trước hết phải được nạp vào bộ nhớ chính.

>> Đá nhân tạo là gì? Ứng dụng của đá nhân tạo

Quản lý quy trình xuất – nhập dữ liệu

Hệ điều hành chịu trách nhiệm quản lý các cổng đầu vào và đầu ra của máy tính, như tai nghe, máy in, màn hình, v.v..

Trước đây, khi bạn muốn cài đặt một cổng ngoài mới, điều quan trọng là phải có đĩa cài đặt chứa trình điều khiển để máy tính có thể chấp nhận chúng.

Hiện nay, hệ điều hành của máy tính thường chịu trách nhiệm tìm kiếm thông tin cần thiết để các cổng bên ngoài mới hoạt động hoàn hảo.

Các quy trình xuất nhập dữ liệu đều được hệ điều hành quản lý
Các quy trình xuất nhập dữ liệu đều được hệ điều hành quản lý

Quản lý ứng dụng

Hệ điều hành giúp quản lý các ứng dụng trên các thiết bị điện tử, mang đến cho người dùng những ưu điểm vượt trội như:

  • Hỗ trợ chia sẻ thời gian nhiều quy trình, xử lý các lỗi gián đoạn của ứng dụng, thực hiện quản lý bộ nhớ mà không làm ảnh hưởng đến ứng dụng khác hoặc hệ điều hành.
  • Các API giúp người dùng tận dụng những tính năng và tài nguyên từ hệ điều hành và phần cứng. Chẳng hạn như có thể sử dụng chuột, bàn phím để nhập chương trình vào API Windows, định dạng các thành phần GUI như nút, hộp thoại, thao tác đọc tập và lưu vào thiết bị lưu trữ.
  • Với hệ điều hành đa nhiệm cho phép chạy đồng thời nhiều chương trình và có khả năng xác định các ứng dụng chạy theo thứ tự và thời gian được phép.
  • Xử lý quá trình I/O nhập vào và xuất dữ liệu ra của các thiết bị như máy in hoặc cổng quay số.
  • Hỗ trợ gửi thông điệp đến các ứng dụng về tình trạng vận hàng hoặc các vấn đề lỗi.
  • Giúp giảm tải công việc hàng loạt.
  • Hệ điều hành với khả năng xử lý song song giúp quản lý cách phân chia chương trình cho phép chúng chạy trên nhiều bộ xử lý cùng một lúc.
Hệ điều hành có chức năng quản lý dữ liệu cho người dùng một cách thông minh
Hệ điều hành có chức năng quản lý dữ liệu cho người dùng một cách thông minh

Lời kết

Như vậy, có thể hiểu được hệ điều hành là một phần mềm không thể thiếu được trên các thiết bị mang lại tiện ích cho người dùng. Hy vọng thông qua các thông tin Xuyên Việt Media chia sẻ sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc hệ điều hành là gì, cũng như các chức năng của nó. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo trên website: https://xuyenvietmedia.com/ để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *