RD là gì? Chức năng chính của RD

RD là gì

RD là một giai đoạn nghiên cứu với mục đích tạo ra bước chuyển và sự đổi mới trong công ty, doanh nghiệp. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều tập trung đầu tư vào các hoạt động RD nhằm phát triển và nâng cao quy trình vốn có. Vậy thực tế RD là gì? Chức năng chính của RD là gì? Để biết thêm thông tin chi tiết, cùng Xuyên Việt Media theo dõi ngay bài viết dưới đây!

RD là gì?

RD hay R&D là viết tắt của cụm từ tiếng anh Research & Development, nghĩa là nghiên cứu và phát triển hay ta còn nghe đến với tên gọi khác ở một số doanh nghiệp lớn đó là bộ phận phát triển sản phẩm. Bộ phận này đảm nhiệm chức năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, cải tiến các sản phẩm hiện có để đáp ứng hoặc đón đầu nhu cầu tiêu dùng của thị trường.

Tuy nhiên, RD không chỉ là nghiên cứu và phát triển mà còn bao gồm các hoạt động đầu tư, mua lại ý tưởng, chuyển giao công nghệ,…để phát triển doanh nghiệp. Một doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất muốn thành công lâu dài không thể thiếu bộ phận này trong công ty mình.

RD hay còn gọi là Research & Development
RD hay còn gọi là Research & Development

Ở thị trường Việt Nam những năm gần đây, RD nổi lên như là một trong những ngành mũi nhọn, đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gắt gao hơn, các doanh nghiệp không chỉ phải đối đầu với các sản phẩm nội địa mà còn phải theo kịp các sản phẩm ngoại có mặt trên thị trường.

>> FYI là gì? Nguồn gốc của FYI

RD có chức năng chính gì? 

Bộ phận RD chủ yếu chuyên về mảng sản xuất và phát triển sản phẩm, bao gồm:

Product R&D 

nghiên cứu các sản phẩm mới, cải tiến các dòng sản phẩm cũ, đổi mới về kiểu dáng, màu sắc, đặc tính, công suất,…để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Packaging R&D 

nghiên cứu và phát triển chủng loại mẫu mã, bao bì, cách thức decor,…để tập trung vào một nhóm khách hàng mục tiêu. Ví dụ một số sản phẩm phát triển dành cho khách hàng phổ thông còn một số lại dành cho khách hàng doanh nghiệp, hay có sản phẩm dùng trong gia đình một số khác dùng để cho tặng, những sản phẩm khác nhau sẽ được phân loại với những mẫu mã khác nhau. 

Đối với ngành tiêu dùng nhanh như bánh kẹo, nước nước giải khát, mì ăn liền,…bộ phận RD đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Technology R&D 

Nghiên cứu, cải tiến công nghệ, học hỏi, mua lại công nghệ, chuyển giao công nghệ mới để cho ra đời những sản phẩm tối ưu hơn về cả chất lượng và giá thành. Ví dụ Vinfast phát triển thêm công nghệ tự lái cho xe điện để đáp ứng nhu cầu đi xe an toàn, hiện là xu hướng toàn cầu.

Process R&D 

Nghiên cứu và phát triển quy trình để tối ưu nguồn lực, tối ưu sản xuất, cải tiến máy móc, thiết bị, chuyển giao quy trình tự động hoá,…để đảm bảo hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Process R&D bao gồm luôn cả cải tiến quy trình phục vụ, chăm sóc khách hàng,…Hoạt động này được xem như là hoạt động nghiên cứu phát triển “phần mềm” của sản phẩm.

RD cần làm những công việc gì?

Khi theo đuổi RD, những công việc mà bạn cần làm có thể kể đến 

Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp thông tin

Đây là hoạt động thường trực mà R&D phải làm hầu như hằng ngày, thường xuyên cập nhật những thông tin mới về dự án hay phân tích thông tin về sản phẩm của mình, nhìn nhận những điểm mạnh, điểm yếu cần phải cải tiến để theo kịp thị trường. RD cần phải có sự nhạy bén trong phân tích và tổng hợp các thông tin từ đó đưa ra báo cáo trực quan về hướng tiếp cận và giải quyết vấn đề cụ thể.

Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp thông tin
Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp thông tin

Nghiên cứu và phân tích thị trường

Đây cũng là nghiệp vụ vô cùng quan trọng, bộ phận R&D phải phân tích thị trường, tìm và nắm bắt nhu cầu khách hàng, những điểm nào mà thị trường đang cần, những yếu tố nào cần loại bỏ, những thế mạnh nào mà sản phẩm của mình vượt trội hơn đối thủ, có đủ để đáp ứng những đòi hỏi của khách hàng hay chưa. Từ đó đưa ra những tính toán, thay đổi để phù hợp với thị trường cả về thời điểm lẫn thị trường chung. 

Nghiên cứu và phân tích thị trường
Nghiên cứu và phân tích thị trường

Ví dụ, RD cần phải phân tích thị trường cho mùa tết năm nay để có hướng phân bổ sản phẩm, cải tiến bao bì theo con giáp, theo nhu cầu của thời điểm tết, đồng thời cũng có biện pháp thay đổi sản phẩm cho nhu cầu mua hàng trong năm sau. Những thông tin mà RD cần phân tích bao gồm nhóm mục tiêu khách hàng, độ tuổi, khu vực, thu nhập, thói quen mua hàng,…

>> Kinh tế nông nghiệp là gì? Kỹ năng cần có để phát triển nghề

Phân tích dữ liệu khách hàng

Bộ phận R&D sẽ tận dụng những dữ liệu của khách hàng bao gồm hoạt động mua hàng, giao hàng, lượng hàng, độ hài lòng, ý kiến phản hồi…để phân tích được hành vi của khách hàng, dựa vào những thông tin đó để bổ trợ cho hoạt động nghiên cứu và cải tiến sản phẩm về sau.

Phân tích dữ liệu khách hàng
Phân tích dữ liệu khách hàng

Tiếp cận và chia sẻ thông tin

Bộ phận RD sẽ tiếp cận với nhiều nguồn thông tin từ trong, ngoài nước để nắm bắt sự thay đổi của cả thị trường nội địa và thị trường thế giới, đưa ra hướng thay đổi kịp thời, có lợi cho sản phẩm và doanh nghiệp, thích nghi với xu hướng toàn cầu.

Tiếp cận và chia sẻ thông tin
Tiếp cận và chia sẻ thông tin

Lời kết

Qua những thông tin chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ RD là gì. Mong rằng bài viết trên cung cấp thông tin hữu ích đến bạn. Đừng quên theo dõi Xuyên Việt Media để có thêm nhiều điều bổ ích hơn mỗi ngày nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *