B2B là gì – một câu hỏi quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và tiếp thị. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về thuật ngữ B2b. Nếu bạn cũng vậy hãy cùng Xuyên Việt Media khám phá bài viết dưới đây, chắc chắn bạn sẽ hiểu rõ.
B2B là gì?
B2B là cụm từ viết tắt của “Business to Business” được dùng để chỉ hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. B2B được sử dụng thông qua các hình thức buôn bán, kinh doanh, giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp. Nó bao gồm thương mại điện tử, một số giao dịch diễn ra trong thực tế. Từ việc tư vấn, báo giá cho đến việc lập hợp đồng, mua bán sản phẩm.
Những đặc điểm nổi bật của B2B là gì?
Nói đến B2B, mô hình này có rất nhiều đặc điểm nổi bật mà không phải ai cũng biết. Vậy những đặc điểm của B2B là gì?
- Lượng người mua ít hơn so với tổng số người tiêu dùng thực tế.
- Đơn đặt hàng thường có quy mô lớn, rất lớn.
- Mối quan hệ của người bán với người mua được xây dựng bền chặt và lâu dài.
- Dễ dàng giúp doanh nghiệp chọn ra được phân khúc khách hàng tiềm năng.
- Trước quyết định mua hàng luôn có sự tham gia của nhiều người.
- Phương thức triển khai mua hàng chuyên nghiệp, dựa vào thông tin chính xác mới đưa ra được quyết định hợp lý nhất.
- Tập trung nhiều vào giá cả, giá phải rẻ để có thể cạnh tranh được với những đối thủ khác trên thị trường.
- Mô hình kinh doanh B2B tiết kiệm chi phí bởi nó bỏ qua rất nhiều khâu trong hoạt động kinh doanh.
Lợi ích tuyệt vời của mô hình B2B
Bên cạnh những đặc điểm trên, mô hình B2B còn mang lại rất nhiều lợi ích đặc biệt. Vậy những lợi ích đó của B2B là gì?
Thuận tiện
Trong khi các công ty thường bán hàng qua mặt tiền cửa hàng, các doanh nghiệp thương mại điện tử B2B thường diễn ra trực tuyến. Điều này tạo điều kiện để quảng cáo dịch vụ/sản phẩm của họ, giúp các công ty khác cân nhắc và dễ dàng đặt hàng số lượng lớn.
>>> Xem thêm:
Chi phí được tối ưu
Đây là lợi ích rõ ràng và giá trị nhất của thương mại điện tử B2B đem lại. Doanh nghiệp khi sử dụng thương mại điện tử sẽ có thể giảm thiểu các chi phí liên quan đến nhân viên, văn phòng,… Bởi vì thương mại điện tử hoạt động 24/7 tức bất kể khi nào doanh nghiệp nào mua tìm hiểu hay mua dịch vụ của doanh nghiệp bạn.
Đa dạng kênh bán hàng
Khi bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử thì có lẽ bạn cũng sẽ nhận ra rằng đây là một kênh bán hàng khác của bạn. Chỉ khác với văn phòng hay cửa hàng vật lí của bạn ở điểm duy nhất là kênh bán hàng này tiếp cận với khách hàng trên toàn thế giới.
Mở rộng thị trường
Từ phần mềm kinh doanh, dịch vụ tư vấn, vật liệu số lượng lớn hay máy móc chuyên dụng, các doanh nghiệp B2B có thể nhắm mục tiêu thị trường rộng lớn gồm các công ty trong các ngành.
>>> Xem thêm:
Lợi nhuận cao
Các công ty B2B thường bán các mặt hàng của họ với số lượng sỉ để người mua có thể có được một thỏa thuận tốt hơn. Số lượng đơn đặt hàng lớn hơn dẫn đến doanh số bán hàng cao hơn.
Thêm trải nghiệm cho khách hàng
Trải nghiệm rất quan trọng đối với khách hàng. Việc khách hàng có trải nghiệm tốt với dịch vụ của bạn hoàn toàn có thể đem lại doanh thu tốt. Lí do là bởi vì trải nghiệm tốt của khách hàng không chỉ khiến họ mua hàng của bạn, mà còn có thể giới thiệu cho các người khác.
Bảo mật
Vì hợp đồng là một phần phổ biến của thương mại B2B, nên tính bảo mật được an toàn hơn cho cả người mua và người bán.
B2B có những mô hình nào phổ biến?
Có nhiều cách phân loại mô hình B2B. Sau đây Uptalent sẽ phân loại B2B dựa trên bản chất kinh doanh và hình thức hoạt động. Theo cách phân loại nói trên thì B2B được phân thành 4 loại mô hình:
Mô hình thiên bên bán
Đây là mô hình phổ biến tại Việt Nam. Với mô hình này một doanh nghiệp làm chủ trang thương mại điện tử sẽ cung cấp các loại sản phẩm, dịch vụ cho các nhà bán lẻ, nhà sản xuất.
Mô hình thiên bên mua
Tại Việt Nam mô hình này ít gặp hơn so với nước ngoài. Vì phần lớn doanh nghiệp đều có nhu cầu bán sản phẩm. Các công ty kinh doanh theo mô hình này sẽ giữ vai trò nhập hàng từ bên sản xuất. Trong khi đó các công ty sản xuất sẽ vào website để báo giá và phân phối sản phẩm.
Mô hình trung gian
Trong mô hình này người mua và người bán sẽ kết nối với nhau qua sàn giao dịch thương mại điện tử. Các website như Sendo, Tiki, Shopee,… hoạt động theo mô hình này. Hình thức hoạt động chung là người bán sẽ đăng sản phẩm lên website và phân phối. Người mua sẽ xem và đặt hàng. Tất cả các hoạt động đều được diễn ra theo đúng quy định của sàn.
Mô hình hợp tác
Mô hình này cũng giống như mô hình B2B trung gian. Tuy nhiên có tính tập trung và thuộc sở hữu của nhiều doanh nghiệp. Mô hình này thường được thể hiện dưới dạng chợ điện tử (e-markets), sàn giao dịch internet (internet exchanges), sàn giao dịch thương mại (trading exchanges), chợ trên mạng (e-marketplaces),…
Lời kết
Bài viết đã chia sẻ chi tiết về mô hình B2B là gì cũng như các thông tin liên quan. Hiện nay, B2B được đánh giá rất cao bởi mang đến cơ hội phát triển rất lớn, do đó với những gì chúng tôi chia sẻ bạn có thể hiểu hơn về mô hình này và áp dụng thành công. Để biết thêm nhiều thông tin hay hơn nữa, đừng quên đồng hành cùng Xuyên Việt Media với những bài đọc hay nhé!
Dịch vụ viết bài chuẩn SEO
Dịch vụ chăm sóc website
Dịch vụ đi backlink
Dịch vụ SEO tổng thể
Đăng báo điện tử
Chăm sóc Fanpage