Bạn đang tìm hiểu Google Tag Manager là gì? Đây là một khái niệm quan trọng, cần được tìm hiểu kỹ để ứng dụng trong SEO. Trong bài viết này, Xuyên Việt Media sẽ giúp bạn tìm hiểu về khái niệm đặc biệt này. Những thông tin cần thiết sẽ giúp bạn thực hành tốt, mang lại hiệu quả nhanh chóng cho website của mình.
Google tag manager là gì?
Đây là tên gọi trình quản lý thẻ của Google – Google Tag Manager. Nó là công cụ đặc biệt, được thiết lập để giải quyết những vấn đề khác nhau của doanh nghiệp giữa các phòng ban khác nhau. Cụ thể, có thể nhắc tới những công việc, vấn đề sau:
- Theo dõi chiến dịch marketing;
- Quản lý thẻ JavaScript, HTML;
- Chủ động cập nhật những thông tin, tính năng mới cho website của bạn;
Google tag manager đã được Google công bố vào năm 2012. Từ đó, công cụ này đã không ngừng tăng trưởng với lượng người dùng khổng lồ. Những tính năng mới cũng liên tục được Google thêm vào để phục vụ khách hàng của mình thật tốt.
Đánh giá ưu nhược điểm của Google Tag Manager
Dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những ưu nhược điểm của trình quản lý này nhé. Chúng sẽ giúp bạn biêt GTM có phù hợp với mong muốn của mình hay không.
Lợi ích website có được từ Google Tag Manager là gì?
Lợi ích về mặt tối ưu hóa, chuyển đổi và người dùng
- Nó hỗ trợ tracking toàn bộ hành vi của người dùng trên trang của bạn rất nhanh chóng.
- Tính năng testing độc đáo hỗ trợ bạn trong việc hiểu được hiệu quả, react của website theo thời gian thực.
- Dễ dàng duplicate, re-use template theo đúng mong muốn của người dùng;
- Hoàn toàn miễn phí;
- Giúp track những sub domain hoặc cross domain của người dùng hiệu quả;
- Bảo mật tốt;
- Quản lý user, versieon, workspace hiệu quả;
Những tác dụng trong SEO của Google Tag Manager
- Giúp chủ sở hữu chèn schema vào website ở từng page;
- Có hỗ trợ chèn schema tự động;
- Dễ dàng gắn tracking người dùng để thấu hiểu hành vi của họ và đưa ra những thay đổi thích hợp cho SEO;
>> Xem thêm: Entity là gì? Nó thực sự mang lại hiệu quả cho SEO?
Nhược điểm của Google Tag Manager là gì?
Đòi hỏi những hiểu biết kỹ thuật nhất định
Để có thể thiết lập Google Tag Manager cho trang của mình, bạn phải có những kiến thức nhất định. Nếu là người dùng lần đầu và chưa có nhiều hiểu biết liên quan, bạn sẽ tương đối vất vả để hoàn thành công việc của mình.
Phải đầu tư nhiều thời gian
Trừ khi bạn đã dày dạn kinh nghiệm, việc thiết lập và thử nghiệm, đánh giá hiệu quả của trình này không hề đơn giản. Chắc chắn, nó sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian để chọn được hướng đi đúng và mang lại tác dụng tốt cho trang.
Việc khắc phục sự cố tương đối khó
Có rất nhiều cách khác nhau để bạn khắc phục những sự cố diễn ra trong quá trình lập thẻ, trình kích hoạt và các biến. Nếu bạn chưa hoặc không thường xuyên sử dụng Google tang manager, chắc chắc bạn sẽ quên nó. Và khi không may xảy ra sự cố, việc sửa chữa không hề đơn giản.
>> Xem thêm: SEO onpage là gì? Làm sao để có thể tối ưu SEO Onpage?
Vậy có nên sử dụng Google Tag Manager cho SEO hay không?
Có thể thấy rằng, GTM thực sự là một trình quản lý website thông minh. Khi sử dụng, nó sẽ giúp website của bạn dễ dàng nhận được những lợi ích lớn. Dù rằng, việc thiết lập, quản lý GTM không được đơn giản cho lắm.
Lời khuyên cho bạn chính là sử dụng GTM dưới sự kiểm soát, hướng dẫn của một chuyên gia. Hiện tại, Xuyên Việt Media đang là địa chỉ quy tụ những SEOer chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm. Nếu bạn cần hỗ trợ, hãy liên hệ với Xuyên Việt Media để được tư vấn và hỗ trợ.
Hướng dẫn cài đặt, setup Google Tag Manager
Trong trường hợp bạn muốn thử tự thiết lập trình quản lý này, những hướng dẫn dưới đây của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.
Cách cài đặt GTM nhanh chóng nhất
Bước 1: Tạo tài khoản
- Truy cập vào WEbsite: ;
- Đăng nhập vào tải khoản google của bạn;
- Tạo một tài khoản GTM;
Để hoàn tất, bạn chỉ cần điền những thông tin ở cửa sổ mở ra. Ở mục tên tài khoản, có thể sử dụng bất kỳ cái tên nào. Tuy nhiên, hãy sử dụng tên website hoặc công ty để tạo vẻ chuyên nghiệp nhé.
Bước 2: Tạo và thực hiện quy trình thiết lập Container
Trong mục tên vùng chứa ở cửa sổ mở ra, bạn cần đặt tên cho vùng chứa của mình. Ở đây, hãy tùy chọn tên sao cho thuận tiện theo dõi và quản lý nhé.
Khi đã chọn tên xong, hãy chọn “Nơi sử dụng vùng chứa”. Ở mục này, hãy click vào nơi bạn muốn sử dụng vùng chứa container. Những lựa chọn cho bạn cụ thể lả:
- Website;
- iOS;
- AMP;
- Android;
Sau đó, hãy ấn vào nút “Tạo” để có được container như ý muốn.
Bước 3: Gắn mã code Google Tag Manager vào website của bạn
Khi đã click vào nút “Tạo”, 1 cửa sổ mới sẽ hiện ra, hiển thị những thông tin về điều khoản cần thống nhất để có thể sử dụng Google tag Manager. Lúc này, hãy click vào trường “Có”.
Lúc này, sẽ có bảng mới xuất hiện với 2 mã code của container đã được bạn tạo lập ở bước trên. Chúng khá rắc rối, bạn sẽ cần thực hiện 2 thao tác sau:
- Copy, paste đoạn Code GTM đầu tiên vào trong cặp thẻ <head><head>;
- Copy và paste đoạn còn lại và dán vào trong thẻ <body><body>;
Để kiểm tra lại phần đã cài đặt đã đúng hay chưa, bạn sẽ cài công cụ Google Tag Assistant vào trình duyệt. Saud đó, chỉ cần bật website lên và nhấp vào biểu tượng Tag Assistant trên thanh công cụ.
Nếu thẻ Tag Manager có màu xanh hoặc vàng, việc cài đặt của bạn đã hoàn tất. Ngược lại, màu đỏ của thẻ đồng nghĩa với việc bạn chưa hoàn tất một bước nào đó. Hãy kiểm tra lại.
Hướng dẫn cách setup Google Tag Manager: Tags & Triggers
Những thành phần của Google Tag Manager
- Tags – hành động: Thông báo đến GTM bạn muốn làm gì;
- Triggers – kích hoạt: Thông báo cho GTM khi nào bạn muốn gắn tag;
Các bước cơ bản giúp bạn setup tag manager
Nhìn chung, việc setup Tagmanager có những bước chính sau đây.
- Tạo ra thẻ tag manager mới để giúp bạn thực hiện công việc quản lý.
- Chọn mục Google Analytics phù hợp;
- Định dạng cấu trúc thẻ;
- Xác định trình kích hoạt Triggers;
- Thiết lập nó theo đúng trình tự, đặt tên cho thẻ tag;
Lúc này, bạn đã có được trình Google tag manager để giúp mình quản lý thông tin. Hãy sử dụng chúng để hỗ trợ quá trình quản lý thông tin và thúc đẩy website của mình tăng trưởng nhanh chóng hơn.
Lưu ý quan trọng khi sử dụng Google Tag Manager là gì?
Khi sử dụng trình quản lý này, bạn cần xóa mã theo dõi Code tracking khỏi các trang. Nếu không, mã cũ này sẽ tiến hành thu thập cơ sở dữ liệu, thẻ google tag manager của bạn cũng sẽ báo cáo lại. Lúc này, bạn sẽ gửi đi những dữ liệu trùng lặp có thể khiến công cụ của Google khó chịu.
Lời kết
Như vậy, bạn đã có được những thông tin cần thiết. Từ đó, hiểu được khái niệm, công dụng của Google Tag Manager là gì. Nếu bạn đang cần hỗ trợ việc cài đặt, sử dụng trình quản lý này hay những công việc liên quan tới SEO, dịch vụ viết bài SEO, backlink… hãy gọi ngay cho Xuyên Việt Media để được tư vấn nhé.