Conflict là gì? Ưu và nhược điểm của Conflict

Conflict

Conflict dịch nghĩa tiếng Việt là xung đột, có nghĩa là hai bên không đồng thuận nhau và có sự đối lập nhau. Cả hai bên có sự xung đột nhau khi một trong hai nhận thấy rằng quyền lợi của mình bị ảnh hưởng tiêu cực hoặc đối lập với bên còn lại. Vậy để hiểu rõ hơn conflict là gì, cùng Xuyên Việt Media tìm hiểu thông tin ngay dưới bài viết sau đây!

Conflict là gì? 

Conflict được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là xung đột. Xung đột là quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác.

Quản trị xung đột là việc nhà quản trị xác định, theo dõi và đưa ra những can thiệp cần thiết để làm giảm bớt các xung đột hay tạo ra nó trong và ngoài tổ chức nhằm phục vụ cho lợi ích của tổ chức.

Conflict được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là xung đột
Conflict được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là xung đột

>> Brainstorm là gì? Cách thực hiện Brainstorm cho chiến dịch Marketing

Conflict có ưu và nhược điểm gì? 

Những mâu thuẫn khiến mối quan hệ công việc trở nên căng thẳng. Nếu các nhân viên không thích nhau, việc hợp tác hiệu quả dường như là không thể và các thành viên chỉ tập trung làm tốt vai trò của mình.

Xung đột cũng gây tốn kém thời gian và chi phí cho các công ty. Bên cạnh việc các nhà quản lý phải dành phần lớn thời gian để giải quyết mâu thuẫn, thì các công ty phải tốn chi phí để tuyển dụng và đào tạo lại nhân viên mới do một số người rời đi vì xung đột. 

Nhưng nếu được quản lý tốt, xung đột có thể góp phần vào sự đổi mới và khơi dậy sự sáng tạo nhờ quan điểm đa dạng. Các bên tham gia sẽ có cách nhìn nhận riêng biệt và tranh luận về các giá trị của các ý tưởng khác nhau với tinh thần cởi mở. Thao thời gian, họ sẽ xây dựng kỹ năng giải quyết xung đột theo cách giúp họ biến xung đột thành ý tưởng hiệu quả hơn.

Ưu và nhược điểm của conflict
Ưu và nhược điểm của conflict

Phân loại conflict (xung đột) trong môi trường làm việc

Có rất nhiều loại xung đột khác nhau tùy thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực. Trong môi trường làm việc, thường có 4 loại sau. Hãy cùng tìm hiểu các loại xung đột hay conflict là gì nhé.

Xung đột lãnh đạo

Các nhà lãnh đạo thường là người can thiệp vào các xung đột tại nơi làm việc giữa các nhân viên. Nhưng nếu chính những người lãnh đạo là trung tâm và là nguyên nhân của những mâu thuẫn đó thì sao? Trên thực tế, xung đột lãnh đạo được liệt kê là một trong những loại xung đột phổ biến nhất tại nơi làm việc.

Các loại conflict thường gặp khi đi làm
Các loại conflict thường gặp khi đi làm

Xung đột sáng tạo

Trong khi làm việc nhóm, nhiều khả năng xảy ra xung đột liên quan đến sáng tạo và ý tưởng. Nhân viên có thể đưa ra những ý tưởng khác nhau và có những phản ứng khác nhau đối với những ý tưởng đó, điều này có thể dẫn đến cãi vã và mâu thuẫn.

Xung đột tính cách

Sự khác biệt về nhận thức và hành vi bắt nguồn từ niềm tin cũng sẽ dẫn đến sự khác biệt trong cách chúng ta nhìn nhận và cư xử đối với người khác.

Xung đột nhiệm vụ

Có nhiều lý do dẫn đến xung đột dựa trên nhiệm vụ. Đó có thể là sự thiếu phối hợp trong khi làm việc cùng nhau, hoặc ai đó đang trì hoãn công việc, hoặc giao tiếp không hiệu quả dẫn đến hiệu suất kém.

Cách giải quyết conflict (xung đột) 

Bạn có thể tham khảo cách giải quyết conflict (xung đột) dưới đây: 

Xác định nguồn gốc của mâu thuẫn

Bạn càng có nhiều thông tin về xung đột, bạn càng giải quyết nó dễ dàng. Để có được thông tin cần thiết, điều bắt buộc là phải hỏi.

Với tư cách là người quản lý, bạn cần cho cả hai bên cơ hội để chia sẻ khía cạnh câu chuyện của họ. Nó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình hình, cũng như thể hiện sự công bằng của bạn. 

Xác định nguồn gốc của mâu thuẫn
Xác định nguồn gốc của mâu thuẫn

Nhìn vấn đề rộng hơn

Nguồn gốc của xung đột có thể là một vấn đề nhỏ xảy ra vài tháng trước đó, nhưng mức độ căng thẳng đã tăng lên đến mức hai bên không kiềm chế được. Trong không gian văn phòng yên tĩnh, bạn có thể yêu cầu họ nhìn vấn đề rộng hơn để hiểu nguyên nhân thực sự. Một lần nữa, những câu hỏi thăm dò như “Bạn nghĩ đâu là vấn đề ở đây?” hoặc “Mâu thuẫn giữa hai người nảy sinh lần đầu tiên khi nào? sẽ hữu ích.

Yêu cầu giải pháp

Sau khi có được quan điểm của mỗi bên, bước tiếp theo là giúp họ tự đưa ra giải pháp. Với tư cách là người hòa giải, bạn phải là người lắng nghe tích cực, nhận biết được mọi sắc thái lời nói, cũng như ngôn ngữ cơ thể.

Đưa ra giải pháp cho cả hai bên
Đưa ra giải pháp cho cả hai bên

Xác định các giải pháp mà cả hai bên có thể ủng hộ

Hãy lắng nghe để tìm ra cách hành động dễ được chấp nhận nhất. Chỉ ra giá trị của các ý tưởng khác nhau, không chỉ từ quan điểm của nhau mà còn liên quan đến lợi ích của tập thể.

Thỏa thuận

Hãy làm cho hai bên bắt tay và chấp nhận một trong những lựa chọn thay thế được xác định. Mục tiêu là đạt được một thỏa thuận đã thương lượng. Cẩn thận hơn bạn có thể yêu cầu họ trả lời những câu hỏi như “Cả hai có cách gì để ngăn chặn xung đột phát sinh trong tương lai?” và “Bạn sẽ làm gì nếu các vấn đề phát sinh trong tương lai?”.

Thúc đẩy cả hai bên thỏa thuận với nhau
Thúc đẩy cả hai bên thỏa thuận với nhau

>> Viết chữa lành liệu pháp trị liệu tâm lý hiệu quả

Lời kết

Qua bài viết trên chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm Conflict là gì. Trong cuộc sống của chúng ta, vấn đề xung đột là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta cần phải giữ bình tĩnh và tìm ra giải quyết để đôi bên cùng có lợi nhất. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *