Case study là gì ? Phương pháp phân tích case study chuẩn

case-study-la-gi

Case study là gì? Phương pháp nghiên cứu Case study thế nào là chuẩn và làm cách nào để thực hiện nghiên cứu Case study tốt nhất? Dưới đây là những thông tin về Case study, phương pháp nghiên cứu Case study mà bạn có thể tham khảo qua nhé!

Case study là gì?

case-study-la-gi
Case study là gì?

Case study được biết là phương pháp dạy học thông qua nghiên cứu những trường hợp, những vấn đề điển hình. Hay nói cách khác, đây là cách dạy học thực tế, đưa ra những chân lý và nguyên lý từ các trường hợp thường gặp cụ thể. 

Người học sẽ được xem xét tình huống cụ thể, và đặt vào vị trí người giải quyết vấn đề để có thể giải quyết vấn đề của trường hợp đó. Case study nhìn chung là phương pháp dùng cách nghiên cứu, phân tích tình huống có thật. Nó là những gì thuộc về hoàn cảnh, tình huống, thực tế, và có thể áp dụng lý thuyết để giải quyết. 

Ưu điểm của phương pháp Case Study

uu-diem-cua-case-study
Ưu điểm của case study

Case study có những ưu điểm cơ bản đó là tính cập nhật mới mẻ – cập nhật tình huống nhanh chóng, tính hấp dẫn – dễ dàng kích thích học hỏi hơn việc chỉ học lý thuyết cơ bản. Không những thế, Case study còn có tính điển hình và đại diện, nó phù hợp với việc bồi dưỡng kiến thức kỹ năng thực tế dựa vào các lý thuyết đơn thuần. Và đây cũng được đánh giá là phương pháp tối ưu giúp người học có thể nắm rõ kiến thức lý thuyết hơn. 

Phương pháp phân tích case study trong marketing (Research)

Case study trong marketing và trong các lĩnh vực kinh doanh, kinh tế khác đang ngày càng phổ biến và đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Case study có tính thực tiễn, và tính ứng dụng cao, vì thế nó là công cụ hữu ích cho những người làm marketing trong việc nghiên cứu và xử lý tình huống. 

ap-dung-case-study-trong-marketing (1)
Áo dụng case study trong marketing

Phân tích case study chuẩn

Trước tiên, muốn áp dụng Case study chúng ta cần thực hiện nghiên cứu về nhãn hàng, doanh nghiệp, thương hiệu, công ty được nhắc đến. Người nghiên cứu có thể sử dụng các gợi ý câu hỏi thông tin như nhãn hàng là gì, lĩnh vực kinh doanh là gì, thương hiện có độ nhận diện ra sao(thấp, trung bình, cao), sản phẩm, thương hiệu có đặc điểm thế nào, và có gì khác biệt so với đối thủ trên thị trường, vấn đề mà doanh nghiệp cần giải quyết là gì? 

Đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên là bước đầu giúp người nghiên cứu có thể dễ dàng hình dung và thấu hiểu hơn, nắm rõ hơn về thương hiệu cần nghiên cứu. Từ đó mới đưa ra những đánh giá chính xác từ phương pháp Case study. 

Phân tích phân khúc thị trường (Segmentation)

Sau khi thấu hiểu thị trường, nghiên cứu xong vấn đề, bước tiếp theo cần làm là nghiên cứu phân khúc thị trường. 

Phân khúc thị trường được hiểu đơn giản là sự phân chia thị trường thành các nhóm nhỏ theo những tiêu chí nhất định như nhân chủng học, xã hội, kinh tế. Ví dụ cụ thể về phân khúc thị trường như phân khúc thu nhập cao, thu nhập trung bình hay thu nhập thấp,… đó là phân chia theo kinh tế. Hoặc cũng có thể chia theo độ tuổi như độ tuổi lao động, trong lao động và quá tuổi lao động,…

Phân tích phân khúc thị trường sẽ giúp người dùng có thể lựa chọn được chiến lược kinh doanh phù hợp dựa vào các yếu tố ảnh hưởng từ chiến lược, từ chi phí, từ đối tượng khách hàng. 

Mỗi nhãn hàng, mỗi thương hiệu sẽ phù hợp với những phân khúc khách hàng riêng vì vì thế sẽ đem lại những hiệu quả tiếp thị cao hơn nếu như xác định đúng khách hàng mục tiêu. 

Phân tích khách hàng mục tiêu (Targeting)

nghien-cuu-phuong-phap-thuc-te
Nghiên cứu phương pháp thực tế

Bước xác định khách hàng mục tiêu rất quan trọng. Chúng ta có thể phân tích đối tượng đích mà chiến dịch hướng đến. Chủ yếu dựa trên nhóm khách hàng mục tiêu, từ đó đem lại hiệu quả thu khách hàng đích cao hơn. 

Nhóm khách hàng mục tiêu là nhóm khách hàng mà nhãn hiệu tập trung hướng đến, truyền đạt thông điệp thông qua các chiến dịch quảng cáo. Phân khúc khách hàng mục tiêu thông qua cách thực hiện chiến dịch nhằm đem lại hiệu quả thực hiện chiến dịch tốt hơn, gây được tác động với khách hàng như mong muốn. Thường thì nhóm khách hàng mục tiêu sẽ được tiếp cận với số lượng lớn và họ là nhóm khách hàng chủ yếu để liên đới với các nhóm khách hàng nền. 

Định vị nghiệm thu thương hiệu (Positioning)

Thực hiện chiến dịch quảng cáo qua Case study cần phải chú ý đến phần định vị thương hiệu. Chiến dịch sau khi hoàn thành cần chú ý đến kết quả như thế nào. Từ đó, nghiệm thu về vấn đề định vị nhãn hàng, thương hiệu với khách hàng có hiệu quả hay không, có gì thay đổi và có tác động ra sao đến khách hàng, đặc biệt là nhận thức của khách hàng. 

Khi đã phân tích các vấn đề về kết quả nghiệm thu chiến dịch xong, từ đó có thể rút ra các bài học, xem phương pháp nào đã thành công, phương pháp nào chưa. Và thành công ở lĩnh vực nào, doanh thu hay viral,…

Trên đây là những thông tin về Case study là gì, phương pháp ứng dụng Case study vào marketing mà bạn có thể tham khảo qua. Hy vọng những thông tin Xuyên Việt Media chia sẻ hữu ích dành cho bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *