Big idea là gì? Một Big idea cần phải đủ những tiêu chí nào

Big idea là gì

Trong một chiến dịch quảng cáo hoặc marketing thì việc quan trọng nhất đó chính là phải hiểu insight của khách hàng. Nếu như bạn chưa hiểu về insight thì chắc chắn rằng Big idea chính là đáp án. Vậy Big idea là gì? Một Big idea cần phải đủ những tiêu chí nào? Cùng Xuyên Việt Media đi khám phá ở ngay bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm về Big idea

Big idea là gì? Nếu không có một big idea được định nghĩa rõ ràng, một chiến dịch truyền thông, quảng cáo sẽ rất khó để tạo nên tiếng vang và đọng lại trong tâm trí đối tượng mục tiêu. 

Big idea là một khái niệm vô cùng quen thuộc trong lĩnh vực marketing. Big idea chính là xương sống của cả một chiến dịch, quyết định cách mà marketer muốn khán giả hiểu về chiến dịch, trong đó bao gồm thông điệp (key message) xuyên suốt chiến dịch, ý nghĩa, và lời kêu gọi hành động. 

Big idea xương sống của chiến dịch quảng cáo
Big idea xương sống của chiến dịch quảng cáo

Ý tưởng có thể tự nhiên xuất hiện lúc ta không ngờ tới, nhưng một big idea chính là ý tưởng được tạo nên từ insight của đối tượng mục tiêu (target audience). Nghĩa là trước đó, bạn cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về đối tượng, cụ thể là “sự thật ngầm hiểu” của họ. 

Ý nghĩa của Big idea

Như đã nêu trên, big idea chính là trái tim của một chiến dịch. Nó giúp cho tất cả các hoạt động xoay quanh chiến dịch đều được triển khai theo cùng một quỹ đạo, hướng tới một mục tiêu nhất quán, và truyền tải một thông điệp xuyên suốt. 

Big idea giúp bạn xác định được điều mà bạn muốn khán giả nhớ đến về chiến dịch của mình là gì? Do đó big idea là thứ cần được nghĩ ra và phát triển, đồng thời là yếu tố cần được đưa vào “trí nhớ, tâm thức” của khán giả, khách hàng, hay người dùng mục tiêu. 

Big idea sẽ giúp mọi người nhớ đến khi nhắc về chiến dịch marketing
Big idea sẽ giúp mọi người nhớ đến khi nhắc về chiến dịch marketing

Đương nhiên, không chỉ mỗi câu slogan đó “làm nên chuyện”. Các video quảng bá và bài viết lan toả câu chuyện mà Nike muốn kể đã giúp chiến dịch đó thành công vang dội, in sâu vào tâm trí người dùng, và trở thành một case study đáng học hỏi của rất nhiều marketer. 

Những tiêu chí cần phải có ở một Big idea

Một Big idea tốt cần đáp ứng các tiêu chí: Có khả năng thay đổi, có thể sở hữu được, đơn giản, độc đáo, có sức hút, có khả năng lan tỏa tự nhiên và xoay quanh cái tôi.

Luôn có khả năng thay đổi về mọi mặt

Nói về khả năng thay đổi, một Big idea tốt phải có khả năng thay đổi nhận thức, hành vi của đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp, thương hiệu mong muốn. Có thể nói, điều này tác động mạnh mẽ đến thị trường, người tiêu dùng.

Sự ra đời của Big idea chính là phục vụ cho các mục đích truyền thông của các thương hiệu, doanh nghiệp, qua đó, góp phần nâng cao các giá trị, tầm ảnh hưởng của thương hiệu, doanh nghiệp đến với người tiêu dùng, khách hàng. Trước những lý do đó, Big idea luôn luôn phải kết nối và gắn liền với thương hiệu, làm cho mọi người ghi nhớ đến thương hiệu.

Big idea luôn cần phải gần liền với thương hiệu
Big idea luôn cần phải gần liền với thương hiệu

Big idea luôn đơn giản nhưng lại phải có sự độc đáo, sức hút

Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại con người cũng trở nên bận rộn hơn. Chính vì vậy một Big idea càng đơn giản, càng dễ hiểu, đi đúng vào trọng tâm, đánh trúng vào tâm lý con người thì sẽ dễ thu hút các đối tượng, mục tiêu.

Một Big idea độc đáo là điều mà tất cả những người làm chiến lược truyền thông, marketing đều mong muốn. Trên thực tế người thực hiện luôn cố gắng, nỗ lực làm cho Big idea trở nên thật sự khác biệt bằng nhiều hành động cụ thể như: Làm mới, đa dạng cách truyền tải, hình ảnh, nội dung, màu sắc… Một Big idea độc đáo sẽ kích thích trí tò mò, hành động của con người.

Một Big idea tốt sẽ phải có sức hút với đối tượng, mục tiêu mà thương hiệu, doanh nghiệp hướng đến. Để làm được điều đó, những người làm chiến lược phải nhanh nhạy, tinh tế, thấu hiểu tâm lý của nhóm đối tượng hướng đến. Khi đã tạo ra được sức hút và thu hút được đối tượng, mục tiêu thì việc họ “mạnh tay” chi tiền khi mua hàng hoặc sử dụng một loại hình dịch vụ nào đó đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Big idea luôn phải tạo nên những điểm nhấn
Big idea luôn phải tạo nên những điểm nhấn

Big idea có khả năng lan tỏa tự nhiên

Một Big idea tốt, phát huy hiệu quả là khi chúng có thể tự tồn tại, đồng thời khiến khách hàng chia sẻ đến bạn bè, người thân, đồng nghiệp… trở thành một phần trong câu chuyện của họ trong cuộc sống hàng ngày. Có thể nói, tuyên truyền miệng là kênh quảng bá miễn phí, hiệu quả nhất mọi thời đại.

Big idea hãy luôn là chính mình

Big idea tốt có thể giúp đối tượng, mục tiêu tìm thấy được chính mình trong đó hay hình mẫu mà mình mong muốn, theo đuổi. Khám phá cái tôi của bản thân và định hình cái tôi cá là điều rất nhiều người mong muốn. Phải hiểu rằng trong hàng nghìn, hàng triệu câu chuyện, mỗi người chúng ta luôn bị hấp dẫn bởi có chuyện về chính mình.

Ứng dụng big idea trong marketing

Big Idea trong marketing là một ý tưởng lớn, cốt lõiđầy cảm hứng làm nền tảng cho toàn bộ chiến dịch truyền thông hoặc chiến lược thương hiệu. Nó giúp định hướng thông điệp, tạo ấn tượng mạnh mẽ, và khơi dậy cảm xúc nơi khách hàng.

1. Định hướng chiến lược tổng thể

  • Kim chỉ nam: Big idea đóng vai trò là kim chỉ nam, định hướng cho mọi hoạt động marketing, từ việc xây dựng thông điệp, lựa chọn kênh truyền thông, đến thiết kế hình ảnh và trải nghiệm khách hàng.
  • Tính nhất quán: Nó đảm bảo tính nhất quán trong tất cả các điểm chạm của thương hiệu, tạo ra một câu chuyện mạch lạc và dễ nhớ trong tâm trí khách hàng.
  • Sự khác biệt: Một big idea độc đáo giúp thương hiệu nổi bật giữa vô vàn đối thủ cạnh tranh, tạo ra một vị thế riêng biệt trên thị trường.

2. Phát triển thông điệp truyền thông mạnh mẽ

  • Gây ấn tượng: Big idea thường được thể hiện qua một thông điệp ngắn gọn, dễ nhớ và có sức lan tỏa, thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu ngay từ cái nhìn đầu tiên.
  • Kết nối cảm xúc: Một big idea hiệu quả thường chạm đến những nhu cầu, mong muốn, nỗi sợ hãi hoặc giá trị sâu sắc của khách hàng, tạo ra sự kết nối cảm xúc mạnh mẽ.
  • Truyền tải giá trị cốt lõi: Nó giúp truyền tải một cách rõ ràng và hấp dẫn giá trị cốt lõi và lợi ích độc đáo mà thương hiệu mang lại.

3. Sáng tạo nội dung hấp dẫn

  • Nguồn cảm hứng: Big idea là nguồn cảm hứng vô tận cho việc sáng tạo nội dung trên nhiều nền tảng khác nhau, từ quảng cáo truyền hình, quảng cáo trực tuyến, nội dung trên mạng xã hội, đến các hoạt động PR và sự kiện.
  • Tính đa dạng: Nó cho phép tạo ra nhiều biến thể nội dung khác nhau nhưng vẫn bám sát thông điệp cốt lõi, tránh sự nhàm chán và duy trì sự quan tâm của khán giả.
  • Khả năng lan tỏa: Nội dung được xây dựng dựa trên một big idea mạnh mẽ thường có khả năng lan tỏa tự nhiên cao hơn, thu hút sự chia sẻ và tương tác từ cộng đồng.

4. Tạo trải nghiệm khách hàng đáng nhớ

  • Xuyên suốt hành trình: Big idea có thể được tích hợp vào toàn bộ hành trình trải nghiệm của khách hàng, từ lần đầu tiên tiếp xúc với thương hiệu đến khi mua hàng và sau bán hàng.
  • Tính độc đáo: Nó giúp tạo ra những trải nghiệm độc đáo và khác biệt, củng cố ấn tượng về thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
  • Gia tăng lòng trung thành: Một trải nghiệm tích cực và đáng nhớ, được xây dựng dựa trên một big idea hấp dẫn, có thể góp phần gia tăng lòng trung thành của khách hàng.

Lời kết

Xuyên Việt Media đã giải đáp câu hỏi Big idea là gì? và những tiêu chí cơ bản để có được một Big idea giỏi ở bài viết trên. Hy vọng từ bài viết này giúp bạn sẽ có thêm thông tin để phát triển những chiến dịch quảng cáo nhé. 

Để lại một bình luận