Xu hướng kinh tế mới hiện nay, tài sản doanh nghiệp không còn đo một cách chính xác bằng các con số. Mà giá trí vô hình cũng góp phần lớn với giá trị chung của doanh nghiệp. Nội dung bài viết dưới đây Xuyên Việt Media sẽ chia sẻ đến bạn, thông tin về Brand Equity là gì? Cách đo lường Brand Equity trong kinh doanh nhé!
1. Định nghĩa Brand Equity là gì
Brand Equity là thuật ngữ mới được xuất hiện vài năm gần đây ở nước ta nhưng đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý không chỉ của các doanh nghiệp mà còn cả các cơ quan quản lý Nhà nước. Bất kể là bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực nào, sở hữu một giá trị thương hiệu cao sẽ giúp bạn hoạt động khởi sắc hơn trong lĩnh vực đó. Tuy là một loại tài sản vô hình, doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao sẽ có lợi thế hơn để nâng cao doanh thu hay dễ dàng chiếm lấy thị phần trên thị trường.
Brand Equity là tài sản thương hiệu, hay thường được gọi là giá trị thương hiệu. Đây là một thuật ngữ chuyên ngành marketing, theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “Thương hiệu là tài sản vô hình, thường được ở dưới dạng là một cái tên, một từ ngữ hay biểu tượng, hay là một hình vẽ để xác định một sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp cố định.”
Thông thường thì doanh nghiệp sở hữu thương hiệu sẽ đăng ký bản quyền cho thương hiệu của mình, tránh bị đạo nhái hay trùng lặp với sản phẩm khác trên thị trường. Tài sản thương hiệu được xác định bởi nhận thức và trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu.
Tuy là một loại tài sản vô hình, nhưng Brand Equity có thể đo lường được. Doanh nghiệp có thể tạo ra Brand Equity dương bằng cách làm nó trở nên dễ nhớ, dễ nhận ra, và tập trung toàn lực vào xây dựng chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm. Ngược lại, nếu khách hàng tỏ ra thất vọng vì dịch vụ chưa tốt hoặc sản phẩm không hoàn chỉnh, Brand Equity có thể bị giảm sút.
>> Storytelling là gì? Những nguyên tắc khi viết Storytelling
2. Thành phần của Brand Equity
Dưới đây là các thành phần cơ bản của một Brand Equity cần phải có, cụ thể như sau:
2.1 Brand Awareness – Nhận biết
Liệu khách hàng có dễ dàng nhận biết thương hiệu của bạn giữa hàng ngàn nhãn hiệu đang xuất hiện trên thị trường? Vì vậy, yếu tố đầu tiên của Brand Equity chính là sự nhận biết thương hiệu của bạn đối với khách hàng tiềm năng. Những thông điệp và hình ảnh xung quanh thương hiệu của bạn phải luôn được gắn kết với nhau để người tiêu dùng có thể nhận ra, ngay cả đối với các sản phẩm mới.
2.2 Brand Recognition – Nhận diện
Nhận diện thương hiệu là mức độ mà khách hàng có thể tự nhận biết thương hiệu của bạn trên thị trường, không bị tác động bởi các yếu tố khác như quảng cáo, giới thiệu,… Khi khách hàng bắt đầu nhận diện được thương hiệu, họ sẽ cảm thấy quen thuộc với thương hiệu của bạn hơn.
2.3 Brand Trial – Thử nghiệm
Thử nghiệm thương hiệu là quá trình khách hàng chọn mua sản phẩm của bạn lần đầu tiên sau khi đã nhận ra được thương hiệu. Lúc này thì hình ảnh thương hiệu đã nằm trong tâm trí khách hàng, và có khả năng cao là họ sẽ chọn sản phẩm của bạn để dùng thử và đưa ra đánh giá sơ bộ.
2.4 Brand Preference – Yêu thích
Yêu thích thương hiệu là giai đoạn mà bạn xuất sắc vượt qua hàng ngàn thương hiệu khác để lọt vào danh sách chọn của khách hàng. Yếu tố này phụ thuộc nhiều vào trải nghiệm lần đầu của khách. Nếu sản phẩm hay dịch vụ của bạn tốt, khách hàng sẽ dễ dàng đưa nó vào mục ưa thích của họ.
2.5 Brand Loyalty – Trung thành
Cuối cùng, trung thành với thương hiệu là giai đoạn mà khách hàng chỉ muốn mua sản phẩm của bạn. Sau một chuỗi những trải nghiệm tốt, người dùng sẽ có xu hướng trung thành với thương hiệu đó. Ngoài ra, họ còn giới thiệu thương hiệu của chúng ta đến người khác.
3. Hướng dẫn cách do Brand Equity
Để đo lường Brand Equity được chính xác và hiệu quả nhất, bạn cần chú ý những điều sau đây:
3.1 Các chỉ số tài chính
Để đo lường giá trị thương hiệu, bạn có thể coi doanh nghiệp của mình như một loại tài sản. Khi trừ đi các giá trị tài sản hữu hình khỏi giá trị tổng thể của doanh nghiệp, bạn sẽ còn lại giá trị thương hiệu.
3.2 Phần trăm
So với đối thủ cạnh tranh, sản phẩm của bạn đang nắm giữ thị phần bao nhiêu phần trăm? Thông thường, doanh nghiệp có thị phần càng cao thì có Brand Equity càng lớn và ngược lại.
3.3 Giá trị
Một cách đơn giản để đo lường Brand Equity cho doanh nghiệp của bạn là so sánh với các doanh nghiệp khác – hiện tại chưa có thương hiệu. Ví dụ dầu gội đầu Dove của Unilever có giá cao hơn so với một sản phẩm địa phương, lúc này phần chênh lệch có thể được tính như là giá trị thương hiệu của Unilever.
3.4 Sử dụng kiểm toán Brand Audit
Là thuật ngữ dùng để mô tả quá trình đánh giá và phân tích chi tiết để xác định và kiểm tra vị thế hiện tại của doanh nghiệp trên thị trường. 8 bước cơ bản trong quá trình kiểm toán thương hiệu:
- Bước 1: Nghiên cứu và phân tích các yếu tố nội tại thương hiệu: Đánh giá hoạt động của các phòng ban như ban điều hành, ban truyền thông, ban sản phẩm, ban bán hàng,…
- Bước 2: Xác định và phân tích khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh để định vị.
- Bước 3: Kiểm tra lại các tiêu chí về hàng hoá, kênh phân phối.
- Bước 4: Phân tích hệ thống nền tảng công nghệ.
- Bước 5: Phân tích các hệ thống truyền thông.
- Bước 6: Phân tích nhân sự.
- Bước 7: Phân tích và giải pháp: Dựa trên kết quả của tất cả các bước trên để tổng hợp lại thành một biểu đồ liên kết, và đưa ra các giải pháp cho từng vấn đề.
- Bước 8: Lập bảng đối xứng và đánh giá hiệu quả ứng dụng: Đo lường các phân tích hay đánh giá dựa trên góc nhìn đa chiều: Từ khách hàng, chuyên gia, doanh nghiệp,…
>> Mindset là gì? Tầm quan trọng của Mindset
Lời kết
Trên đây là thông tin Brand Equity là gì? Cách đo lường Brand Equity trong kinh doanh mà Xuyên Việt Media chia sẻ đến bạn. Hy vong với nội dung này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất và ích lợi của Brand Equity đem lại cho doanh nghiệp luôn cần phải đổi mới và thay đổi để phục vụ được xu hướng thị trường nhé!
Dịch vụ viết bài chuẩn SEO
Dịch vụ chăm sóc website
Dịch vụ đi backlink
Dịch vụ SEO tổng thể
Đăng báo điện tử
Chăm sóc Fanpage