Người ta cứ đùa với nhau rằng: “Dân ta phải biết sử ta – Cái gì không biết thì tra Google”. Thực vậy, bởi đã từ rất lâu chúng ta thường sử dụng Google như là một công cụ không thể thiếu hằng ngày. Vậy, mọi người đã biết được những gì về Google rồi? Hãy cùng Xuyên Việt Media cùng tìm hiểu xem Google được sáng lập vào năm nào qua bài viết dưới đây nhé!
Google là gì
Google là một công ty công nghệ hàng đầu thế giới, nổi tiếng với các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến internet. Google được biết đến nhiều nhất nhờ công cụ tìm kiếm, một nền tảng cho phép người dùng tra cứu thông tin trên internet chỉ bằng cách nhập từ khóa. Hiện nay, Google Search là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới với thị phần chiếm hơn 90%.
-
Thành lập: Google ra đời năm 1998 bởi Larry Page và Sergey Brin.
-
Hiện thuộc tập đoàn mẹ Alphabet Inc.
-
Lĩnh vực hoạt động: công nghệ, quảng cáo, trí tuệ nhân tạo, phần mềm, phần cứng…
- Trụ sở chính của Google là Googleplex, tọa lạc tại Mountain View, California, Hoa Kỳ.
Google đã dẫn đầu nhiều công nghệ mới, bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (machine learning), và điện toán đám mây. Công ty cũng thúc đẩy các dự án sáng tạo như xe tự lái (Waymo), công nghệ sức khỏe (Verily), và internet vệ tinh (Project Loon).
Google không chỉ là một công cụ tìm kiếm mà còn là một hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ và công nghệ đổi mới liên tục, làm thay đổi cách chúng ta sống và làm việc.
Các sản phẩm của Google
Nhóm chức năng | Tên sản phẩm | Mô tả ngắn |
---|---|---|
Tìm kiếm & tra cứu | Google Search | Công cụ tìm kiếm thông tin trên Internet |
Google Lens | Tìm kiếm bằng hình ảnh hoặc camera | |
Google Scholar | Tìm tài liệu học thuật, nghiên cứu | |
Google Trends | Xem xu hướng tìm kiếm theo thời gian | |
Google Books | Tìm và đọc sách online | |
Email & giao tiếp | Gmail | Dịch vụ email miễn phí |
Google Chat | Nhắn tin cá nhân và nhóm (thay Hangouts) | |
Google Meet | Họp trực tuyến và gọi video | |
Google Voice | Gọi điện thoại và hộp thư thoại (chỉ hỗ trợ một số quốc gia) | |
Trình duyệt & hệ điều hành | Google Chrome | Trình duyệt web nhanh, phổ biến |
Chrome OS | Hệ điều hành cho Chromebook | |
Android | Hệ điều hành phổ biến cho điện thoại | |
Wear OS | Hệ điều hành cho thiết bị đeo | |
Lưu trữ & văn phòng | Google Drive | Lưu trữ dữ liệu trực tuyến |
Google Docs | Soạn thảo văn bản online | |
Google Sheets | Tạo và chỉnh sửa bảng tính (giống Excel) | |
Google Slides | Tạo bản trình chiếu (giống PowerPoint) | |
Google Forms | Tạo biểu mẫu khảo sát | |
Google Keep | Ghi chú, lưu ý, danh sách việc cần làm | |
Bản đồ & định vị | Google Maps | Xem bản đồ, chỉ đường, tìm địa điểm |
Google Earth | Khám phá thế giới qua hình ảnh vệ tinh | |
Waze | Ứng dụng chỉ đường cộng đồng (do Google sở hữu) | |
Giải trí & đa phương tiện | YouTube | Xem, chia sẻ video lớn nhất thế giới |
YouTube Music | Nghe nhạc trực tuyến | |
YouTube Kids | Video giải trí, học tập an toàn cho trẻ em | |
Google Play Store | Kho ứng dụng, game, phim, sách cho Android | |
Quảng cáo & doanh nghiệp | Google Ads | Nền tảng quảng cáo trực tuyến của Google |
Google AdSense | Giúp website/blog kiếm tiền từ quảng cáo | |
Google Analytics | Phân tích lưu lượng và hành vi người dùng trên website | |
Google Business Profile | Quản lý thông tin doanh nghiệp trên Google & Google Maps |
Lịch sử hình thành và phát triển của Google
Ban đầu
Google ban đầu là một công trình nghiên cứu của Larry Page và Sergey Brin, 2 nghiên cứu sinh bằng tiến sĩ của trường Đại học Stanford, California vào tháng 1 năm 1996.
Google LLC là một công ty công nghệ đa quốc gia tại Mỹ, chuyên về các dịch vụ và sản phẩm liên quan đến Interne. Nó bao gồm các công nghệ quảng cáo trực tuyến, điện toán đám mây, phần mềm và phần cứng, công cụ tìm kiếm. Đây được coi là một trong những công ty công nghệ Big Four, cùng thời với Amazon, Apple và Facebook.
Google được sáng lập vào năm nào ?
Google được thành lập vào năm 1998 bởi Larry Page và Sergey Brin. Trong thời gian cả 2 đang là những nghiên cứu sinh bằng tiến sĩ tại Đại học Stanford (Stanford University) ở California, Mỹ. Cặp đôi đã hợp nhất Google thành một công ty tư nhân vào ngày 4/9/1998. Page và Brin cùng nhau sở hữu khoảng 14% cổ phần và nắm kiểm soát 56% quyền biểu quyết của cổ đông thông qua cổ phiếu ưu đãi.
Google đã có một đợt chào bán công khai lần đầu (IPO – Initial Public Offering) diễn ra vào ngày 19/8/2004. Sau đó, công ty đã chuyển đến trụ sở chính tại Mountain View, California với cái tên Googleplex. Đến 8/2015, Google đã công bố kế hoạch tổ chức lại công ty với tư cách là một tập đoàn có tên là Alphabet Inc. Cho đến nay, Google là công ty con hàng đầu của Alphabet. Vào ngày 24/10/2015, ông Sundar Pichai đã được bổ nhiệm làm CEO của Google thay thế Larry Page. Và Larry đã trở thành CEO của Alphabet. Vào ngày 3/12/2019, Sundar Pichai đã thay thế Larry và trở thành CEO của Alphabet Inc.
Google được thành lập vào năm 1998 bởi Larry Page và Sergey Brin
Quá trình phát triển của Google
Giai đoạn 1998 – 2001: Tập trung vào tìm kiếm
Trong những năm đầu đời, Google.com chỉ đơn thuần là một công cụ tìm kiếm với hình ảnh cực kì mang tính biểu tượng: logo Google nhiều màu sắc. Cùng một hộp nhập văn bản dài nằm giữa màn hình. Kết hợp một nút thực thi việc tìm kiếm và nút còn lại là “I’m feeling lucky”. Nhằm để dẫn người dùng đến một trang web ngẫu nhiên cũng thuộc Google.
Tháng 07 năm 2003
Sau các văn phòng phát triển tại Palo Alto và các vùng lân cận khác ở Thung lũng Silicon. Google đã thuê một tòa nhà phức hợp tại số 1600 Amphitheatre Parkway. Nơi đây được biết đến như là Trung tâm Công nghệ Amphitheater thuộc sở hữu của Silicon Graphics ở Mountain View, California. Động thái này được đưa ra nhằm đáp ứng chỗ làm rộng rãi, thuận tiện hơn cho lực lượng nhân sự lên đến trên 1.000 người của Google vào thời điểm đó. Trụ sở mới này sau đó được biết đến với cái tên Googleplex. Khuôn viên của công ty cũng được bổ sung và mở rộng nhiều công trình sau mỗi năm.
Mở bán cổ phiếu đầu tiên năm 2004
Với khoản đầu tư ban đầu trị giá 100.000 đô la của Bechtolsheim, các sản phẩm của công ty đã mang lại lợi nhuận khổng lồ. Từ đó dẫn đến việc hãng mở bán cổ phiếu ra công chúng (IPO) sau 5 năm. Google định giá cổ phiếu của mình ở mức 85 đô la/cổ phiếu. Nó đã mang về cho Google 1,67 tỷ USD đô la và khi đó giá trị thị trường của công ty vượt trên mức 27 tỷ đô la. Ngày nay, Google đang tiến những bước vững chắc trên con đường trở thành một công ty có giá trị hàng nghìn tỷ đô la.
Google mở bán cổ phiếu ra công chúng (IPO) sau 5 năm
Năm 2012
Đây là lần đầu tiên Google đạt được 50 tỷ đô la doanh thu hàng năm, 38 tỷ đô la vào năm trước. Tháng 1 năm 2013, Giám đốc điều hành lúc đó, Larry Page đã nhận xét: Doanh thu tăng 36% so với cùng kỳ và 8% theo quý. Và chúng tôi đạt doanh thu 50 tỷ đô la lần đầu tiên vào năm ngoái – một thành tích không tồi chỉ trong một thập kỷ rưỡi.
Đến năm 2018- Đối mặt với án phạt từ châu Âu
Phạm vi tiếp cận và tầm ảnh hưởng của Google trong thế giới ngày nay là không phải bàn cãi. Nó trở thành mô hình cho sự thành công trong kinh doanh hiện đại. Thế nên việc công ty này phải đối mặt với một số thách thức pháp lý trong trong nhiều năm liên quan đến quyền riêng tư và luật chống cạnh tranh cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên khoản tiền phạt lên tới 5 tỷ USD mà Google phải đối mặt trong mùa hè vừa qua từ Liên minh châu Âu với các cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền trên Android cũng là một con số vô tiền khoáng hậu.
Ứng dụng Google trong Marketing
Google cung cấp một hệ sinh thái các công cụ mạnh mẽ có thể được ứng dụng rộng rãi trong Marketing, giúp doanh nghiệp tiếp cận, tương tác và chuyển đổi khách hàng hiệu quả hơn. Dưới đây là một số ứng dụng chính của Google trong Marketing:
1. Tìm kiếm và Tiếp cận Khách hàng tiềm năng
- Google Ads: Nền tảng quảng cáo trả phí hàng đầu, cho phép hiển thị quảng cáo của bạn trên kết quả tìm kiếm của Google, mạng lưới hiển thị (Display Network), YouTube và các ứng dụng di động. Google Ads cung cấp đa dạng các định dạng quảng cáo (văn bản, hình ảnh, video, mua sắm, ứng dụng) và tùy chọn nhắm mục tiêu (từ khóa, đối tượng, nhân khẩu học, vị trí địa lý) giúp bạn tiếp cận đúng đối tượng khách hàng vào đúng thời điểm.
- SEO (Search Engine Optimization): Tối ưu hóa website và nội dung để đạt được thứ hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm tự nhiên của Google. SEO là một chiến lược dài hạn nhưng bền vững, giúp tăng lưu lượng truy cập chất lượng cao đến website của bạn một cách tự nhiên. Các yếu tố SEO quan trọng bao gồm nghiên cứu từ khóa, tối ưu hóa nội dung, xây dựng liên kết, tối ưu hóa kỹ thuật và trải nghiệm người dùng.
- Google Trends: Công cụ miễn phí giúp bạn khám phá xu hướng tìm kiếm trên toàn thế giới hoặc theo khu vực cụ thể. Bằng cách phân tích dữ liệu tìm kiếm, bạn có thể nắm bắt được sự quan tâm của người dùng đối với các chủ đề, từ khóa, sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau, từ đó đưa ra các quyết định marketing thông minh hơn về nội dung, chiến dịch quảng cáo và sản phẩm.
2. Phân tích và Đo lường hiệu quả Marketing
- Google Analytics 4 (GA4): Nền tảng phân tích web mạnh mẽ, giúp bạn theo dõi và hiểu rõ hành vi của người dùng trên website và ứng dụng của mình. GA4 cung cấp các báo cáo chi tiết về nguồn lưu lượng truy cập, hành vi người dùng (xem trang, thời gian trên trang, tương tác), chuyển đổi (mục tiêu, giao dịch), và đối tượng người dùng. Những thông tin này giúp bạn đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu.
- Google Search Console: Công cụ miễn phí giúp bạn theo dõi hiệu suất website của mình trên kết quả tìm kiếm của Google. Search Console cung cấp thông tin về các từ khóa mà người dùng tìm thấy website của bạn, số lần hiển thị, số lần nhấp chuột, vị trí trung bình, các lỗi thu thập dữ liệu và các vấn đề bảo mật. Điều này giúp bạn phát hiện và khắc phục các vấn đề kỹ thuật, cải thiện khả năng hiển thị và hiệu suất SEO của website.
- Google Tag Manager: Công cụ quản lý thẻ (tracking code) giúp bạn dễ dàng triển khai và quản lý các đoạn mã theo dõi và phân tích trên website mà không cần chỉnh sửa trực tiếp mã nguồn. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu rủi ro và tăng tính linh hoạt trong việc triển khai các công cụ marketing khác.
3. Xây dựng và Quản lý sự hiện diện trực tuyến
- Google My Business (nay là Google Business Profile): Công cụ miễn phí cho phép doanh nghiệp quản lý thông tin hiển thị trên Google Tìm kiếm và Google Maps. Bằng cách tạo và tối ưu hóa hồ sơ doanh nghiệp, bạn có thể cung cấp các thông tin quan trọng như tên, địa chỉ, số điện thoại, giờ làm việc, website, hình ảnh, video, đánh giá của khách hàng và các bài đăng cập nhật. Google Business Profile giúp tăng khả năng hiển thị địa phương, thu hút khách hàng tiềm năng trong khu vực và tương tác với khách hàng hiện tại.
- YouTube: Nền tảng video lớn nhất thế giới, là một kênh marketing mạnh mẽ để xây dựng thương hiệu, tiếp cận khán giả rộng lớn, chia sẻ nội dung hấp dẫn (video giới thiệu sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, câu chuyện thương hiệu, quảng cáo video) và tương tác với người xem.
- Google Sites: Công cụ tạo website miễn phí và dễ sử dụng, phù hợp cho các chiến dịch marketing ngắn hạn, trang đích (landing page) hoặc giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cụ thể.
4. Tăng cường hiệu suất và cộng tác làm việc
Google Workspace (Gmail, Google Drive, Google Docs, Google Sheets, Google Slides, Google Meet): Bộ công cụ văn phòng trực tuyến giúp đội ngũ marketing cộng tác hiệu quả hơn trong việc tạo, chia sẻ và quản lý tài liệu, email, lịch hẹn và các cuộc họp trực tuyến. Điều này giúp tối ưu hóa quy trình làm việc và nâng cao năng suất.
5. Nghiên cứu thị trường và đối thủ
Google Alerts: Công cụ miễn phí cho phép bạn thiết lập các cảnh báo dựa trên từ khóa hoặc chủ đề cụ thể. Bạn sẽ nhận được thông báo qua email khi có nội dung mới liên quan xuất hiện trên web, giúp bạn theo dõi các tin tức, bài viết, hoặc hoạt động của đối thủ cạnh tranh.
Tóm lại, Google cung cấp một bộ công cụ đa dạng và mạnh mẽ cho mọi khía cạnh của Marketing. Việc hiểu và tận dụng hiệu quả các công cụ này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing toàn diện, tiếp cận đúng đối tượng, đo lường hiệu quả và đạt được các mục tiêu kinh doanh.
Kết luận
Trên đây là những thông tin mà Xuyên Việt Media muốn chia sẻ đến bạn Google được sáng lập vào năm nào. Hy vọng, những nội dung vừa rồi là hữu ích mang đến nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc.